Mang thai là thời gian mẹ bầu cần cẩn thận trong tất cả mọi việc từ ăn uống, nghỉ ngơi đến sinh hoạt. Theo đó, việc bà bầu mang đồ nặng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Trên thực tế, có một số trường hợp buộc mẹ bầu phải khiêng vác đồ vật chẳng hạn như chuyển nhà, dọn dẹp nhà cửa… Thế nhưng, không phải lúc nào việc khuân vác cũng đảm bảo an toàn. Thay vào đó là có thể gây ra một số rủi ro như sinh non, sảy thai… Do đó, mẹ nên cẩn trọng và nhờ đến sự giúp đỡ của bạn đời, người thân nhé!
Bà bầu di chuyển đồ nội thất, mang vác nặng có an toàn hay không?
Trả lời thắc mắc: “Bà bầu mang, xác đồ nặng có sao không”, một vài chuyên gia cho rằng thai phụ vẫn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng phần đông các bác sĩ sản khoa lại không khuyến khích chuyện này.
Bởi trong giai đoạn mang thai, việc bà bầu mang vác nặng hay dọn dẹp đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi. Cụ thể như sau:
- Bà bầu khiêng đồ nặng có thể bị ngã do mất thăng bằng. Nếu chẳng may bị ngã khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng giữa hoặc bất kỳ thời điểm nào trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra ngay
- Việc mang vác vật nặng không khéo sẽ dẫn đến căng cơ lưng hoặc lệch cột sống
- Mẹ nào có lối sống tĩnh tại, ít vận động rất dễ gặp hiện tượng giãn cơ vùng chậu. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề như tiểu tiện không tự chủ hoặc căng tức cơ quan vùng chậu
- Bà bầu mang đồ nặng cũng có nguy cơ bị chảy máu âm đạo. Tình trạng này nếu xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ rất nguy hiểm
Do vậy, bà bầu hãy tự đánh giá tình hình để xem bản thân có tự mang đồ nặng được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này là để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Tập thể dục cho mẹ bầu: Những lưu ý về an toàn mẹ cần biết
Luôn xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân nhằm đảm bảo an toàn thai kỳ
Bạn hãy luôn cẩn thận theo dõi tình trạng sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Đặc biệt nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay đã được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.
Bà bầu mang đồ nặng nên biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại
Dù bạn và thai nhi được thông báo là hoàn toàn khỏe mạnh nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế việc di chuyển đồ đạc trong nhà. Theo đó, bà bầu không nên mang đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở.
Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bà bầu có thể mang/nhấc đồ nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.
Làm thế nào để nhấc đồ đạc khi mang thai?
Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.
Tóm lại, bạn hãy nhờ chồng hay các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ việc khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, sau khi mang đồ nặng, nếu bà bầu cảm thấy kiệt sức hay khó chịu, hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
[embed-health-tool-due-date]