backup og meta

Bà bầu ăn lê có tốt không? Ăn bao nhiêu quả lê mỗi ngày là phù hợp?

Bà bầu ăn lê có tốt không? Ăn bao nhiêu quả lê mỗi ngày là phù hợp?

Bà bầu ăn lê có tốt không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như số lượng quả lê cho mỗi lần thưởng thức. 

Quả lê là loại trái cây không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn rất được ưa thích bởi mùi vị vừa ngọt mát vừa mọng nước. Nhưng liệu trong thời gian mang thai, thưởng thức loại trái cây này có nguy hiểm đến mẹ hoặc thai nhi hay không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn lê được không qua bài viết sau nhé.

Bà bầu ăn lê có tốt không?

Theo các chuyên gia, quả lê khá an toàn và tốt cho phụ nữ mang thai. Loại quả này có hàm lượng calo thấp và giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho bà bầu. Tuy nhiên, việc bà bầu ăn lê có tốt không phần nào phụ thuộc vào cách bạn vệ sinh, sơ chế. Mẹ bầu cần lưu ý rửa kỹ trước khi ăn nhằm giúp loại bỏ các mầm bệnh có hại đang ẩn nấp trên bề mặt quả lê và gây ra các bệnh như nhiễm toxoplasma, bệnh listeriosis hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.

Mặt khác, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn lê có tốt không cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu,  bạn không nên ăn lê nếu:

  • Đang mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Đang cảm thấy khó tiêu, do quả lê sẽ gây đầy bụng,
  • Không ăn lê và cua cùng lúc vì có thể dẫn đến tiêu chảy khi mang thai.

Bà bầu ăn lê bao nhiêu là đủ?

bà bầu ăn lê có tốt không

Bên cạnh vấn đề mẹ bầu có được ăn lê không? Nhiều chị em cũng thắc mắc ăn lê bao nhiêu là phù hợp? Thực tế, mẹ chỉ nên dùng từ 1−3 quả lê nhỏ hoặc vừa mỗi ngày trong suốt thời gian thai kỳ. Bạn không nên uống nước ép trái cây khi bụng đói mà thay vào đó hãy thưởng thức quả lê sau bữa ăn từ một đến hai giờ.

Bà bầu ăn lê có tốt không? Tiết lộ những lợi ích sức khỏe không ngờ

Một số lợi ích sức khỏe nhằm giải đáp cho câu hỏi bà bàu ăn lê có tốt không gồm:

1. Hỗ trợ chống lại nhiễm trùng

Lê giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh thông thường, ho và cúm theo mùa. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng phổi (viêm phế quản, viêm phổi) và viêm gan.

Chúng là nguồn vitamin C phong phú, rất tốt cho thai kỳ. Một quả lê chứa 10mg vitamin, chiếm tới 11% mức trợ cấp khuyến nghị hàng ngày (RDA) cho phụ nữ.

Vitamin C chống lại nhiễm trùng trong cơ thể. Tiêu thụ lê cùng với các thực phẩm giàu sắt như đậu, thịt hoặc gạo, vì vitamin C trong trái cây giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt.

2. Lê có tốt cho bà bầu không? Ăn lê giúp ngăn ngừa táo bón thai kỳ

Nếu băn khoăn không biết bà bầu ăn lê có tốt không thì câu trả lời là “Có”. Bởi lê là một nguồn chất xơ tốt chống lại chứng táo bón khi mang thai, một vấn đề phổ biến trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Táo bón trở nên cấp tính với việc bổ sung sắt vào thời điểm này. Một quả lê chứa 6 g chất xơ, bao gồm 2 g pectin (một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa). Bạn nên ăn lê cùng với vỏ của nó để tiêu thụ nhiều chất xơ hơn.

3. Cung cấp năng lượng cho bà bầu

Một giải đáp khác cho thắc mắc bà bầu lê có tốt không chính là loại quả này có thể cung cấp cho bạn nguồn năng lượng vừa phải. Một quả lê nguyên quả có 100 calo trong khi một ly nước ép chứa 46 calo. Hơn nữa, loại trái cây này sẽ không làm mẹ bầu tăng cân vì chứa khá ít chất béo.

4. Giải quyết cơn thèm ngọt của bạn

cách giảm cơn thèm ăn khi mang thai

Lê chứa hai loại carbohydrate đơn giản glucose và fructose. Những loại đường tự nhiên này là chất thay thế cho đường trắng và có thể thỏa mãn cơn thèm lê của bạn khi mang bầu. Chúng có vị ngọt hơn một quả táo nhưng chứa ít đường hơn.

5. Bà bầu ăn lê tốt cho sức khỏe tim mạch

Khoảng 100 g lê chứa 116 miligam (mg) kali. Khoáng chất này rất cần thiết cho hoạt động tim mạch của cả mẹ và em bé. Bà bầu ăn lê cũng giúp hỗ trợ tái tạo tế bào.

6. Loại bỏ các độc tố

Nếu băn khoăn không biết bà bầu có nên ăn lê không thì câu trả lời là “Có”. Bởi hàm lượng tannin cao có trong quả lê giúp loại bỏ hiệu quả các kim loại nặng và độc tố nguy hiểm.

7. Cung cấp lượng nhỏ axit folic cần thiết

Một trái lê có chứa khoảng 12 mcg axit folic. Mặc dù không phải là hàm lượng cao nhưng nó có thể bổ sung lượng axit folic hàng ngày.

Axit folic rất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất, vì nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đây là lý do tại sao các bác sĩ thường kê toa bổ sung axit folic cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn táo được không? Bí quyết chọn táo an toàn cho sức khỏe

8. Góp phần giúp xương chắc khỏe

bà bầu ăn lê tốt cho xương khớp

Một quả lê trung bình cung cấp khoảng 16 mg canxi. Khoáng chất này rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành xương và răng của bé. Do vậy, bà bầu ăn lê không những ngon miệng mà còn đem đến cho cơ thể dưỡng chất cần thiết.

9. Bà bầu ăn lê giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Mang thai làm yếu hệ thống miễn dịch của thai phụ. Vì vậy, bạn cần củng cố nó bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai như quả lê.

10. Thuốc chống trầm cảm

Quả lê là một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ và tự nhiên. Do đó, nó giúp chống lại căng thẳng và áp lực hàng ngày.

11. Ngăn chặn chứng buồn nôn

Ăn lê trong thời kỳ mang thai giúp bạn giảm bớt tình trạng khó chịu như buồn nôn hoặc ốm nghén. Ngoài ra, bạn có thể điều trị rối loạn dạ dày với nước ép quả lê.

12. Giảm sưng phù

Khi mang thai, phụ nữ thường bị phù nề mặt và tay chân. Việc ăn một đến hai quả lê mỗi ngày sẽ giúp bạn đáp ứng đủ coban được yêu cầu hàng ngày, bổ sung chất sắt. Ăn lê cũng làm thận bài tiết ra nước thừa, giúp giảm thiểu triệu chứng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.

13. Bà bầu ăn lê có tốt không? Những lợi ích khác có thể bạn chưa biết

Lê được xem là một loại thuốc tự nhiên có lợi đối với các triệu chứng mệt mỏi cơ thể như kiệt sức, chóng mặt, chuyển hóa thấp và rối loạn tiêu hóa, chán ăn, béo phì. Vì vậy, không có lý do gì mà bạn không bổ sung ngay một quả lê vào khẩu phần ăn đúng không nào?

Ngoài quả lê, mẹ cũng có thể thử một số loại trái cây tốt cho bà bầu khác hay các loại nước ép hoa quả trong thai kỳ của mình để đảm bảo nguồn vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời còn giúp da dẻ của mẹ hồng hào, trắng sáng.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is It Safe To Eat Pears During Pregnancy?

http://www.momjunction.com/articles/safe-eat-pears-pregnancy_0086661/?ref=content/

Ngày truy cập 18/01/2018

Can You Eat Pears While You’re Pregnant?

http://www.livestrong.com/article/553934-can-i-eat-pears-while-pregnant/

Ngày truy cập 18/01/2018

Fruits to Eat During Pregnancy: Nutritious Options

https://www.healthline.com/health/pregnancy/best-fruits-to-eat

Ngày truy cập 18/01/2018

Pear: Uses, Benefits, Side Effects and More!

https://pharmeasy.in/blog/ayurveda-uses-benefits-side-effects-of-pear/ Truy cập ngày 07/07/2022

Everything There Is To Know About Pear Nutrition

https://usapears.org/articles/everything-there-is-to-know-about-pear-nutrition/ Truy cập ngày 07/07/2022

Five food groups

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/five-food-groups Truy cập ngày 07/07/2022

Phiên bản hiện tại

07/07/2022

Tác giả: Thu Hiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Bà bầu ăn trứng gà có tốt không? Ăn bao nhiêu quả trứng một tuần là đủ?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 07/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo