backup og meta

Bà bầu ăn hạt dẻ được không? Những lưu ý cần nhớ

Bà bầu ăn hạt dẻ được không? Những lưu ý cần nhớ

Hạt dẻ là một loại hạt giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy, mẹ bầu ăn hạt dẻ được không?

Với hương vị bùi béo đặc trưng, hạt dẻ trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Vậy, bà bầu ăn hạt dẻ được không, có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ

Trước khi tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn hạt dẻ được không, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại hạt này, bạn nhé! 

Hạt dẻ là loại hạt giàu vitamin C cùng một hàm lượng vitamin B6 đáng kể và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác, như thiamin, folate, riboflavin, vitamin A, vitamin E, mangan, kali, đồng, phốt pho, magiê, canxi, kẽm và sắt. Bên cạnh đó, hạt dẻ còn là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như axit L-ascorbic, carotenoids và các hợp chất phenolic như axit gallic và ellagic. Ngoài ra, loại hạt này cũng chứa axit amin và axit béo không bão hòa đơn.

Nhìn chung, 100g hạt dẻ đã luộc chín chứa:

  • Lượng calo: 57 – 153 calo
  • Chất đạm: 2g
  • Chất béo: 1-3g và có chứa 1 số axit tốt cho sức khỏe như omega-3 và omega-6
  • Carbohydrate: khoảng 13 – 34g đối với hạt dẻ chín
  • Vitamin C: 43g
  • Canxi: 46mg
  • Magiê: 54mg
  • Kali: 119-715mg
  • Natri: 27mg
  • Cholesterol: 0mg

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn hạt dẻ được không?

bà bầu ăn hạt dẻ được không

Với những thành phần dinh dưỡng đã kể trên, liệu mẹ bầu ăn hạt dẻ được không? Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ bầu có thể ăn hạt dẻ khi mang thai, miễn là đảm bảo ăn đúng theo cách được hướng dẫn trong bài viết này. Nguyên nhân là vì hạt dẻ có hàm lượng calo và chất béo thấp, rất phù hợp để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ mà không sợ tăng cân mất kiểm soát.

Phụ nữ mang thai có thể ăn hạt dẻ luộc, hạt dẻ hấp và cả hạt dẻ rang hay bánh hạt dẻ. Tuy nhiên, nếu ăn hạt dẻ có ngào đường, hay các loại bánh ngọt có thành phần hạt dẻ, mẹ bầu cần lưu ý lượng ăn vừa phải để hạn chế các tác động không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.

Khám phá 5 lợi ích của hạt dẻ đối với phụ nữ mang thai

Như vậy là bạn đã biết được bà bầu ăn hạt dẻ được không. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những lợi ích của hạt dẻ đối với mẹ bầu.

1. Hạt dẻ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ bầu

bà bầu ăn hạt dẻ được không

Hạt dẻ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho phụ nữ mang thai, chẳng hạn như protein, chất béo, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và vitamin. Thế nên câu trả lời cho vấn đề “Bà bầu ăn hạt dẻ được không?” là “Được”.

2. Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không? Hạt dẻ hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Các chất chống oxy hóa và khoáng chất có trong hạt dẻ như magiê và kali giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như bệnh tim và đột quỵ. Ngay cả khi được nấu chín, hạt dẻ vẫn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Hai chất chống oxy hóa có trong hạt dẻ là axit gallic và axit ellagic sẽ gia tăng nồng độ khi loại hạt này được nấu chín.

3. Có bầu ăn hạt dẻ được không nếu hạt dẻ giúp cải thiện hệ tiêu hóa?

Hạt dẻ là nguồn cung cấp chất xơ lành mạnh giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt bên trong đường ruột. Bên cạnh đó, hạt dẻ cũng không chứa gluten, nhờ đó mà những mẹ bầu bị bệnh celiac hoàn toàn có thể thưởng thức.

4. Mẹ bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ giúp tăng cường sức đề kháng

Trong các loại hạt, hạt dẻ rất giàu vitamin C, chỉ với nửa cốc hạt dẻ thô đã cung cấp 35-45% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu có thể ăn hạt dẻ để bổ sung vitamin C và các dưỡng chất khác cho cơ thể, góp phần tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai.

5. Hạt dẻ giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Chất xơ trong hạt dẻ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu của mẹ bầu. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp cơ thể hấp thu chất tinh bột đường một cách chậm rãi. Điều này giúp hạn chế tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn, có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, hạt dẻ có chỉ số đường huyết thấp là 54, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn hạt dẻ

bà bầu ăn hạt dẻ được không

Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn “Bà bầu ăn hạt dẻ được không?” nữa rồi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn hạt dẻ:

  • Chỉ nên ăn hạt dẻ đã được nấu chín hoàn toàn, vì hạt dẻ sống có chứa axit tannic, đôi khi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
  • Mẹ bầu nên ăn hạt dẻ với lượng vừa phải.
  • Nếu bị dị ứng với hạt dẻ, mẹ bầu nên tránh xa loại hạt này.
  • Khi đun sôi hoặc rang ở nhiệt độ cao, hàm lượng vitamin C trong hạt dẻ có thể bị giảm. Để giữ lại nhiều vitamin C trong hạt dẻ khi nấu, mẹ bầu có thể rang hạt dẻ ở nhiệt độ thấp.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bà bầu ăn hạt dẻ được không?”. Việc ăn hạt dẻ khi mang thai là an toàn và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, các chị em bầu bí cần ăn đúng cách, đúng liều lượng nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

(PDF) Chestnuts, a “Comfort” Healthy Food? https://www.researchgate.net/publication/264862442_Chestnuts_a_Comfort_Healthy_Food Ngày truy cập: 26/10/2023

Sweet Chestnut (Castanea sativa Mill.) Nutritional and Phenolic Composition Interactions with Chestnut Flavor Physiology – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9777662/ Ngày truy cập: 26/10/2023

Composition of European chestnut (Castanea sativa Mill.) and association with health effects: fresh and processed products – De Vasconcelos – 2010 https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/jsfa.4016 Ngày truy cập: 26/10/2023

Sugars Profiles of Different Chestnut (Castanea sativa Mill.) and Almond (Prunus dulcis) Cultivars by HPLC-RI https://link.springer.com/article/10.1007/s11130-009-0147-7 Ngày truy cập: 26/10/2023

Antioxidant activity and blood glucose reduction potential of Malabar Chestnut in Streptozotocin Induced Diabetic Rats – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2666154322000321 Ngày truy cập: 26/10/2023

Are Chestnuts and Water Chestnuts Safe in Pregnancy? https://www.pregnancyfoodchecker.com/chestnuts-water-chestnuts-safe-pregnancy/#Can_I_eat_Roasted_Chestnuts_Sweet_Chestnuts_When_Pregnant Ngày truy cập: 26/10/2023

Chestnuts: Health Benefits, Nutrition, and Uses https://www.webmd.com/diet/health-benefits-chestnuts Ngày truy cập: 26/10/2023

Nuts, chestnuts, european, boiled and steamed https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170168/nutrients Ngày truy cập: 26/10/2023

Phiên bản hiện tại

21/11/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bà bầu 3 tháng giữa nên ăn gì? 9 thực phẩm quan trọng không thể bỏ qua

Bà bầu ăn măng cụt được không? 6 lợi ích cho mẹ và bé


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Túy Phượng

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 21/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo