backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không? Những điều cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 21/01/2024

    Mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không? Những điều cần lưu ý

    Móng tay, móng chân của phụ nữ mang thai thường mọc ra rất nhanh. Vậy, mẹ bầu có được cắt móng tay, móng chân không, nhất là trong 3 tháng đầu?

    Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn đi tìm lời đáp cho vấn đề mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không. Đồng thời, cách cắt và chăm sóc móng an toàn trong thai kỳ cũng sẽ được bật mí.

    Mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không?

    Sự gia tăng hormone trong thai kỳ khiến móng tay, móng chân của mẹ bầu mọc nhanh hơn bình thường. Lúc này, nhiều chị em bầu bí thắc mắc: Có bầu cắt móng tay, móng chân được không? Phụ nữ mang thai để móng tay dài có sao không?

    Thực tế, ngày nay, không ít phụ nữ nuôi móng dài để sơn vẽ, làm đẹp cho bộ móng. Tuy nhiên, với các mẹ bầu, điều này là không cần thiết. Móng tay, móng chân thường là nơi trú ẩn của rất nhiều virus, vi khuẩn. Trong khi đó, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai lại yếu hơn bình thường, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, lời khuyên chân thành là các mẹ bầu nên cắt móng tay, móng chân thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. 

    Không những thế, sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng gây ra nhiều vấn đề về móng ở các chị em bầu bí, chẳng hạn như móng giòn hơn, dễ gãy, dễ xước hơn, móng mọc nhanh dài hơn, nấm móng, móng mọc ngược… Việc để móng dài làm tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề ở móng hơn.

    Tóm lại

    Câu trả lời cho vấn đề “Mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không?” là “Có”. Việc cắt móng tay, móng chân là an toàn trong thời kỳ mang thai.

    Bạn có thể quan tâm:

    Lưu ý cho bà bầu 3 tháng đầu khi cắt móng tay

    bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không

    Mặc dù cắt ngắn móng tay, móng chân nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều rủi ro như nhiễm trùng, nhiễm nấm móng, kích ứng móng… Do đó, không chỉ nên quan tâm đến chủ đề “Bà bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không?”, mà các chị em bầu bí cũng cần lưu ý những điều sau mỗi khi cắt móng tay, móng chân:

    • Không dùng chung bộ dụng cụ cắt móng với người khác để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm móng. Nếu đi làm móng ở tiệm, mẹ bầu nên mang theo bộ dụng cụ làm móng cá nhân.
    • Nên cắt móng hình tròn/bầu. Phụ nữ mang thai nên tạo móng hình tròn/bầu thay vì để móng nhọn nhằm hạn chế nguy cơ gãy móng, xước móng hay móng làm cơ thể bị thương.
    • Tốt nhất là mẹ bầu nên tự cắt móng tại nhà. Một số ý kiến cho rằng mùi hóa chất ở các tiệm làm móng có thể không an toàn với thai kỳ, mặc dù điều này cần nghiên cứu sâu hơn. Hơn nữa, mùi hương này có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu buồn nôn.
    • Không ngâm móng quá lâu. Nước làm móng mềm hơn nhưng cũng khiến móng dễ gãy. Hơn nữa, nếu ngâm móng chân tại tiệm làm nail, mẹ bầu cần đảm bảo bồn ngâm đã được làm sạch đúng cách để tránh lây nhiễm nấm.
    • Không xử lý sâu những móng mọc ngược. Với những móng tay, móng chân mọc ngược, mẹ bầu nên đi khám để bác sĩ da liễu xử lý đúng cách.
    • Giũa móng cẩn thận. Sau khi cắt móng, mẹ bầu chỉ nên giũa móng theo một chiều để tránh xước móng. Ngoài ra, các chị em bầu bí cũng không nên giũa mặt trên của móng.

    Cách chăm sóc móng tay cho bà bầu 3 tháng đầu

    bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không

    Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không”. Việc cắt móng tay, móng chân khi mang thai là hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên “bỏ túi” một số mẹo chăm sóc móng trong thai kỳ sau đây để có một bộ móng khỏe mạnh:

    • Không được cắn móng tay, móng chân. Thay vào đó, hãy áp dụng các kỹ thuật cắt móng đúng cách. Việc cắn móng có thể khiến lớp biểu bì dưới móng bị tổn thương, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng móng. Hơn nữa, vi khuẩn từ móng cũng có thể theo đường miệng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu.
    • Giữ móng tay sạch sẽ và khô ráo. Điều này giúp móng khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ bị nấm móng.
    • Sử dụng kem dưỡng da tay. Dưỡng ẩm bàn tay và móng tay có thể giúp móng ít bị xước gãy hơn.
    • Sử dụng bao tay. Khi rửa chén, giặt đồ hay tiếp xúc với hóa chất, mẹ bầu nên mang bao tay để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
    • Không cắt vùng da xung quanh móng. Nguyên nhân là vì lớp biểu bì này giúp bảo vệ móng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
    • Cẩn thận khi massage tay. Việc tác động vào một số huyệt trên bàn tay có thể gây ra các cơn co thắt. Do đó, nếu mẹ bầu đi cắt móng ở tiệm, hãy từ chối xoa bóp tay hoặc yêu cầu thợ làm móng tránh những huyệt quan trọng, chẳng hạn như lớp màng giữa ngón cái và ngón trỏ.
    • Chú ý đến màu móng. Sự thay đổi màu sắc của móng có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đấy. Chẳng hạn như, móng tay có màu xanh lá có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc kịp thời nhận biết những bất thường ở móng có thể giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, hạn chế các biến chứng.

    Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn có được lời đáp cho thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không. Ngoài vấn đề mang thai có nên cắt móng tay không, những kỹ thuật cắt móng tay, móng chân an toàn, đúng cách cũng là mối quan tâm của không ít mẹ bầu. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp các chị em bầu bí có được bộ móng khỏe đẹp, sạch sẽ.

    Có thể bạn quan tâm

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Túy Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Trần Túy Phượng

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 21/01/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo