backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 26/04/2018

    Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

    Bạn có biết khoảng 9/10 sản phụ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh em bé hay không? Tuy mức độ tổn thương sẽ khác nhau, nhưng có thể tệ nhất là bạn bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn hay tiểu không tự chủ.

    Bạn có thể tình cờ chứng kiến cảnh vượt cạn trên tivi hay Internet. Sản phụ thường nhăn mặt hay la hét vì quá đau đớn khi rặn sinh trong suốt quá trình chuyển dạ. Bên cạnh đó, xung quanh sản phụ luôn có những lời thúc giục của những người đỡ sinh. Trừ khi có dự định sinh mổ, nếu không hầu hết các mẹ bầu đều phải chuẩn bị tâm lý phải rặn khi sinh em bé.

    Nghiên cứu tạo nên bước ngoặt trong việc sinh con

    Trong khoảng năm 2013 đến 2014 có sự gia tăng đột biến số trường hợp rách tầng sinh môn ở Anh. Điều này đánh động các bác sĩ và hộ sinh phải có sự thay đổi và hành động kịp thời.

    Các nhà khoa học đã tiến hành chương trình thử nghiệm tại Bệnh viện Medway Maritime ở Kent, Anh. Trong chương trình thử nghiệm, việc sản phụ nằm ngửa rặn sinh không được tán thành.

    Bệnh viện đã giảm tỷ lệ rách tầng sinh môn độ 3, 4 đến 7 lần, từ 7% còn 1%

    Bác sĩ Dot Smith, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Medway Maritime, đã cảnh báo về số lượng sản phụ bị rách tầng sinh môn và quan niệm sai lầm khi phải rặn liên tục trong thời gian chuyển dạ. Ở nội dung thử nghiệm, các bác sĩ khuyên sản phụ nên đứng sinh hay ngồi xổm. Cách sinh này khá phổ biến và thường thấy cho đến những năm 1950.

    Hộ sinh khuyến khích sản phụ hít thở tự nhiên trong các cơn co tử cung thay vì phải rặn

    Đi ngược lại với biện pháp can thiệp là kéo em bé ra ngay sau khi thấy đầu, hộ sinh sẽ để em bé ra ngoài theo nhịp sinh và tốc độ tự nhiên. Các hộ sinh chỉ hỗ trợ nâng đỡ để giảm lực tác động lên tầng sinh môn.

    Chương trình này là một bước ngoặt lớn. Kết quả của thử nghiệm được xem là thành công khi đăng trên tạp chí Sản phụ khoa châu Âu. Dự định chương trình này sẽ được đưa vào áp dụng tại các bệnh viện. Biện pháp đơn giản trên có tác động rõ rệt và giảm tổn thương với cơ thể sản phụ khi chuyển dạ đến 85%.

    Rặn hay không rặn?

    Mickey Morgan, người sáng lập chương trình Hypno Birthing (thôi miên khi sinh), cho biết việc rặn khi sinh sẽ phản tác dụng. Rặn sẽ tạo căng thẳng cho những mẹ sắp sinh, kết quả là sản phụ sẽ phản xạ co thắt cơ vòng âm đạo, làm hẹp đường đi xuống của thai nhi.

    Khoảng 25 năm trước, Morgan đã đưa ra quan điểm thở kiểm soát dành cho sản phụ trái ngược lại với sự hướng dẫn thở và rặn của hộ sinh. Bà đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho rằng rặn khi sinh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như:

    • Mẹ sẽ mệt mỏi hơn nhiều khi lâm bồn
    • Gia tăng bệnh tật cho cả mẹ và bé
    • Co thắt tử cung không hiệu quả
    • Tăng nguy cơ thiếu oxy
    • Bất thường tim thai
    • Tổn thương cơ sàn chậu
    • Vỡ mạch máu mắt và mặt
    • Tăng tỷ lệ rách tầng sinh môn.

    Trong khi kết quả của nghiên cứu trên gây ngạc nhiên lớn với bác sĩ sản phụ khoa và hộ sinh, đây là tin vui cho nhiều mẹ bầu khi biện pháp sinh thuận tự nhiên này sẽ giúp ích cho họ nhiều hơn. Rặn trong quá trình sinh em bé có thể bỏ đi và thêm những biện pháp khác an toàn hơn cho sản phụ khi lâm bồn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 26/04/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo