Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Những dấu hiệu chuyển dạ giả, mẹ bầu cần học cách phân biệt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    Những dấu hiệu chuyển dạ giả, mẹ bầu cần học cách phân biệt
    Quảng cáo

    Các dấu hiệu chuyển dạ giả có thể xuất hiện nhiều khi thai kỳ tiến gần đến ngày sinh và khiến mẹ bầu lo lắng. Thực tế, mẹ có biết những dấu hiệu này là cách cơ thể chuẩn bị cho ngày chào đón bé yêu nên vô cùng cần thiết không?

    Những dấu hiệu chuyển dạ giả xảy ra có thể khiến bạn lo lắng, hoảng sợ nhưng lại rất cần thiết trong việc giúp cơ thể làm quen với lần chuyển dạ thật sắp tới. Bạn chỉ cần học cách phân biệt những dấu hiệu này để có cách xử lý phù hợp khi gặp. Đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi, mẹ bầu nhé.

    3 dấu hiệu chuyển dạ giả mà mẹ bầu dễ nhầm lẫn

    Những dấu hiệu như có dịch âm đạo hay có cơn gò gần ngày dự sinh đều có thể là những dấu hiệu chuyển dạ giả. Một số dấu hiệu thường gặp có thể kể đến là:

    Ra dịch âm đạo nhưng không ra máu

    Bạn có thể chỉ đang gặp các dấu hiệu chuyển dạ giả nếu có dịch tiết âm đạo nhưng dịch này màu nâu chứ không có màu hồng hoặc lẫn máu. Dịch tiết âm đạo màu nâu có thể giống dấu hiệu bong nút nhầy cổ tử cung, một dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, dịch tiết âm đạo có thể xuất hiện nếu mẹ bầu có quan hệ tình dục hoặc có đi khám phụ khoa.

    Chất lỏng chảy ra từ vùng kín

    Nếu chất lỏng có mùi khai chảy ra từ vùng kín nhưng hiện tượng này đã dừng, chất lỏng này có thể là nước tiểu chứ không phải nước ối. Nếu bị vỡ ối hay rỉ nước ối, chất lỏng vẫn sẽ tiếp tục chảy. Ngoài ra, nước ối cũng không có mùi.

    Các cơn co thắt không đều đặn: Dấu hiệu chuyển dạ giả dễ nhầm lẫn

    Các cơn co thắt này có thể là cơn đau chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò Braxton Hicks và rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu chuyển dạ thật. Các cơn co thắt này có thể xảy ra sớm nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai nhưng thường xảy ra nhiều nhất trong tam cá nguyệt thứ ba. Đây không phải là những cơn co thắt ngẫu nhiên mà là cách cơ thể làm mềm và mỏng cổ tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở cũng như để bạn quen dần với những cơn gò chuyển dạ thật.

    Cơn gò Braxton Hicks tuy rất dễ gây nhầm lẫn nhưng bạn có thể chú ý các dấu hiệu sau để phân biệt dễ dàng hơn:

    • Cơn gò xảy ra không đều đặn.
    • Cơn gò không tiến triển (không trở nên mạnh hơn, dữ dội hơn hoặc thường xuyên hơn).
    • Cảm giác tập trung nhiều hơn ở bụng dưới thay vì ở lưng dưới.
    • Cơn gò thường thay đổi khi bạn thay đổi tự thế hoặc hoạt động (nếu bạn thay đổi tư thế, cơn gò sẽ biến mất. Bạn có thể thử nằm nghiêng xem các cơn gò có biến mất không).
    • Cơn gò đi kèm theo chuyển động từ thai nhi.

    Mách mẹ bầu cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật

    Dấu hiệu chuyển dạ giả

    Dấu hiệu chuyển dạ ở mỗi mẹ bầu, thậm chí mỗi lần mang thai sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào bảng so sánh sau để phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và giả.

    Dấu hiệu chuyển dạ giả Dấu hiệu chuyển dạ thật
    Các cơn co thắt không đều Các cơn co thắt đều hơn và dần thường xuyên hơn
    Các cơn co thắt giảm dần Các cơn co thắt càng ngày càng mạnh
    Bạn thường cảm thấy các cơn co thắt ở phía trước cơ thể Các cơn co thắt bắt đầu ở phía sau và di chuyển ra phía trước
    Việc đi bộ không ảnh hưởng đến các cơn co thắt Đi bộ làm cho các cơn co thắt nặng hơn
    Cổ tử cung không thay đổi theo các cơn co thắt Cổ tử cung mở ra và mỏng dần theo các cơn co thắt

    Nếu bạn không chắc chắn dấu hiệu chuyển dạ mình đang gặp là thật hay giả hoặc nếu bạn ra máu, bị co thắt hoặc đau dữ dội, hãy đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra. Việc đến bệnh viện khi này là rất cần thiết để tránh các trường hợp sinh sớm hay gặp một số biến chứng trong thai kỳ đấy.

    Gần ngày đón thiên thần nhỏ đến với gia đình, bạn có thể gặp rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ giả như có dịch âm đạo, có chất lỏng chảy ra từ vùng kín hay có cơn gò. Những dấu hiệu giả này là rất bình thường trong thai kỳ và cũng cần thiết trong việc chuẩn bị cho ngày lâm bồn thật. Vậy nên, bạn hãy học cách phân biệt những dấu hiệu này để có cách xử lý hợp lý nhất nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo