backup og meta

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non trước khi thai nhi được 37 tuần? Những trẻ sinh non có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe.

Nếu bạn có dấu hiệu sinh non hoặc bị rò rỉ nước ối, hãy đến bệnh viện để xem xét tình hình. Bác sĩ sẽ theo dõi các cơn co thắt (cơn gò tử cung) đồng thời đánh giá nhịp tim thai nhi và kiểm tra xem liệu màng ối có bị vỡ hay chưa. Ngoài ra, bạn cần làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Bạn cũng có thể được kiểm tra fibronectin bào thai nữa.

Nếu màng ối vẫn chưa bị vỡ, bác sĩ sẽ khám âm đạo để đánh giá tình trạng của cổ tử cung hoặc siêu âm bụng để kiểm tra lượng nước ối và xác định sự tăng trưởng, tuổi thai và ngôi thai. Cuối cùng, một số bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm âm đạo để kiểm tra lại chiều dài cổ tử cung và tìm kiếm các dấu hiệu của sự xóa mở cổ tử cung.

Nếu tất cả các xét nghiệm âm tính, màng ối không vỡ, cổ tử cung không bị xóa mở sau vài giờ theo dõi, các cơn co thắt giảm đi, bạn và thai nhi vẫn khỏe mạnh thì bạn sẽ được cho về nhà. Mặc dù mỗi bác sĩ có thể xử trí tình hình khác nhau một chút, nhưng các bước tiến hành nhìn chung đều giống nhau.

Nếu đang ở tuần thai 34 hoặc hơn mà bị vỡ ối, bác sĩ sẽ giúp bạn khởi phát chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. Nếu bạn đang mang thai dưới 34 tuần và nhận thấy có vấn đề về chuyển dạ sinh non, màng ối còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu nhiễm trùng tử cung hay các vấn đề khác (tiền sản giật nặng hoặc dấu hiệu nhau bong non), nhịp tim của bé bình thường thì bác sĩ sẽ cố gắng trì hoãn việc sinh con. Điều này phụ thuộc tình trạng của bạn như thế nào và liệu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc lý do nào khác mà thai nhi cần được sinh sớm hay không.

[embed-health-tool-due-date]

Đầu tiên, bạn sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh IV (dùng cho đường tĩnh mạch) để dự phòng nhiễm trùng liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) cho thai nhi. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn một liều corticosteroid để giúp đẩy nhanh sự phát triển phổi của thai nhi để khi ra đời, bé sẽ hạn chế được những rủi ro về sức khỏe do sinh non.

Mục đích của việc chờ đợi là cố gắng cho thai nhi thêm thời gian để trưởng thành. Nhược điểm của việc chờ sinh tự nhiên là nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. Nhưng ở tuổi thai còn quá nhỏ, lợi ích của việc chờ đợi thường cao hơn là rủi ro phải chấm dứt thai kỳ ngay lập tức hoặc mổ lấy thai. Nếu thai nhi chưa đạt đến 24 tuần tuổi, không nên dùng kháng sinh để dự phòng GBS hoặc sử dụng corticosteroid.

Trẻ sinh non sẽ cần được ở lại trong lồng ấp cho đến khi các vấn đề sức khỏe của bé được giải quyết. Bé có thể được nuôi tốt mà không có vấn đề và sẽ phát triển đầy đủ.

Hãy đón xem các bài viết tiếp theo của Hello Bacsi để biết được các bé non tháng sẽ được chăm sóc ra sao trong các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh tích cực nhé!

Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Preterm labor and birth https://www.babycenter.com/0_preterm-labor-and-birth_1055 Ngày truy cập 27/05/2017

Premature Labor http://www.webmd.com/baby/guide/premature-labor#1 Ngày truy cập 27/05/2017

Phiên bản hiện tại

18/06/2021

Tác giả: Hải Tiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Mẹ bầu ngủ ít hay mất ngủ làm con sinh non hoặc sinh nhẹ cân


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 18/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo