- Bé có thể bị trầy xước, va đập trên đầu hoặc mặt. Những điều này có thể mất đến vài tuần mới lành
- Đầu sưng hoặc biến dạng sau khi sinh. Điều này sẽ biến mất trong vòng 1 – 2 ngày sau khi sinh
- Chấn thương thần kinh do áp lực của kẹp, có thể gây rạn da tạm thời
- Các vết cắt và chảy máu do kẹp gây ra, mặc dù tỷ lệ này rất hiếm
- Tổn thương bên trong cũng có thể xảy ra (dù rất hiếm)
Dù những nguy cơ này rất hiếm nhưng bạn vẫn nên thảo luận với bác sĩ. Điều quan trọng là bạn cần phải có sự hiểu biết về những phương pháp sinh con để có thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Điều kiện để đỡ đẻ bằng kẹp forceps

Để đỡ đẻ bằng kẹp forceps sẽ cần có những điều kiện như:
- Nước ối bị vỡ
- Cổ tử cung đã mở trọn
- Đầu của bé nằm ở một vị trí đặc biệt trong kênh sinh
- Xương chậu của mẹ và kích thước của bé vừa với nhau
- Ngôi thai phải được xác định rõ
- Có các biện pháp gây tê
- Có các dụng cụ hỗ trợ
- Bác sĩ có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ bằng kẹp forceps
- Người mẹ có nguy cơ buông xuôi nếu không dùng kẹp forceps
- Người mẹ hiểu rõ việc dùng kẹp và đồng ý với nó.
Không nên dùng kẹp forceps nếu những yêu cầu trên không được đáp ứng.
Kẹp forceps cần được đặt đúng vị trí để tránh chấn thương
Nếu bác sĩ phải đỡ đẻ bằng kẹp forceps thì điều quan trọng là kẹp phải được đặt đúng vào đầu của bé để tránh chấn thương. Bác sĩ phải đặt vào vị trí mà không gây thương tích và tổn thương cho trẻ sơ sinh. Nếu đặt không đúng, áp lực đè lên đầu đứa trẻ sẽ tăng lên, có thể dẫn đến nhiều vấn đề như chảy máu trong não. Ngoài ra, còn có các vấn đề tiềm ẩn khác có thể xảy ra như biến dạng xương mặt, sưng não, tổn thương não, động kinh…
Mặc dù việc đỡ đẻ bằng kẹp forceps càng ngày càng ít nhưng trong một số trường hợp bắt buộc bác sĩ vẫn phải dùng nó. Trong trường hợp thai nhi bị nghi ngờ là tổn thương não do kẹp forceps gây ra, bạn cần cho bé đi khám tổng quát. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét đến việc mổ lấy thai thay vì dùng kẹp forceps bởi điều này đôi khi gây ra ít rủi ro hơn so với việc dùng kẹp.