backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nhịp tim thai chậm (tim thai giảm) có đáng lo? Hướng xử lý là gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    Nhịp tim thai chậm (tim thai giảm) có đáng lo? Hướng xử lý là gì?

    Hiện tượng nhịp tim thai giảm mà mọi người quen gọi là nhịp tim thai chậm xảy ra lúc chuyển dạ có phải là biểu hiện bất thường? Tim thai chậm có ảnh hưởng gì không hay tim thai chậm phải làm sao? Mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu vấn đề này với bác sĩ sản khoa Tạ Trung Kiên nhé! 

    Lúc con yêu sắp chào đời, nhịp tim thai chậm (giảm) là một trong các dấu hiệu cho thấy bé đang gặp nguy hiểm. Vậy mẹ cần biết gì về vấn đề này?

    Nhịp tim thai chậm là gì? Tim thai đập chậm có nguy hiểm không?

    Bình thường nhịp tim thai 110-160 nhịp/phút. Có 4 loại giảm cơ bản: nhịp giảm sớm, nhịp giảm muộn, nhịp giảm bất định, nhịp giảm kéo dài. Nhịp tim thai giảm sớm được xem là bình thường và không nghiêm trọng. Nhịp giảm muộn và nhịp giảm bất định đôi khi là dấu hiệu cho thấy thai đang gặp bất ổn. Hiện tượng nhịp giảm kéo dài là tình trạng khẩn cấp mà mẹ cần hết sức lưu ý.

    1. Nhịp tim thai giảm sớm

    Nhịp tim thai chậm sớm xảy ra thường đồng thời với sự xuất hiện cơn co tử cung. Trong thai kỳ, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như sự chèn ép rốn hay đầu của thai nhi bị chèn ép trong giai đoạn chuyển dạ sau cùng.

    Nhịp tim thai chậm sớm nói chung không đáng ngại. Nhịp tim thai giảm sớm thường biến mất ngay khi cơn co thắt mất hay tình trạng chèn ép được giải tỏa.

    Làm sao để biết nhịp tim thai nhi đang bình thường?

    2. Nhịp tim thai chậm muộn

    Nhịp tim thai chậm muộn chỉ bắt đầu khi các cơn co thắt lên đến đỉnh điểm hoặc sau khi cơn co thắt tử cung kết thúc.

    Trong một số trường hợp, nhịp tim thai chậm muộn có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng thai không nhận đủ oxy. Lúc này, các bác sĩ sản khoa sẽ cần kiểm tra lại tất cả các khâu có thể ảnh hưởng đến bão hòa oxy máu thai và can thiệp trên nguyên nhân. Các nguyên nhân nhịp tim thai chậm (giảm) muộn có thể bao gồm:

    • Giảm bão hòa oxy máu mẹ xảy ra khi mẹ có bệnh hô hấp mạn
    • Giảm khả năng vận chuyển oxy xảy ra do thiếu máu, bệnh Thalassemia
    • Máu bão hòa oxy không đến được nhau do tụt huyết áp mẹ
    • Trao đổi qua nhau bị cản trở do suy thoái chức năng nhau
    • Vận chuyển máu bão hòa oxy từ nhau đến thai bị cản trở

    3. Nhịp giảm bất định

    kiểm tra nhịp tim thai chậm

    Nhịp tim thai giảm bất định là các biến động giảm đột ngột của nhịp tim thai. Các biến động đó phải có biên độ giảm trên 15 nhịp/phút và phải kéo dài ít nhất 15 giây, nhưng phải ngắn hơn 2 phút.

    Nhịp giảm bất định có thể xuất hiện khi không có cơn co tử cung hoặc cũng có thể xuất hiện kèm theo cơn co tử cung.Nhịp giảm bất định có nguyên nhân chủ yếu là rối loạn trong trao đổi qua dây rốn.

    Gián đoạn tạm thời lưu thông máu cuống rốn do căng kéo cuống rốn hay chèn ép cuống rốn sẽ ảnh hưởng đến vận chuyển máu bão hòa oxy từ nhau đến các mô cơ quan thai nhi.

    4. Nhịp giảm kéo dài

    Nhịp tim thai giảm kéo dài là các biến động giảm của nhịp tim thai thỏa các điều kiện:

    • Có biên độ giảm  15 nhịp/ phút.
    • Thời gian giảm  2 phút, nhưng phải ngắn hơn 10 phút.

    Nhịp tim thai chậm phải làm sao? Với tình trạng nhịp tim thai giảm kéo dài, các bác sĩ thường xử trí theo các hướng sau:

    • Đa phần với nhịp giảm sẽ cần theo dõi sát hơn. Với nhịp giảm sớm báo hiệu quá trình sanh đang diễn tiến, thai nhi vẫn an toàn.
    • Đối với nhịp giảm muộn, nhịp giảm bất định và kéo dài thì bác sĩ sẽ rà soát các nguyên nhân ảnh hưởng thai nhi và hỗ trợ người mẹ để phục hồi tim thai bằng cách tư vấn truyền dịch, cho thở oxy, thay đổi tư thế, ngưng kích thích chuyển dạ đối với người đang giục sanh.
    • Nếu tình huống không cải thiện, các bác sĩ có thể hội chẩn sớm để chọn phương pháp sanh mổ, để đảm bảo an toàn cho trẻ.

    Nhịp tim thai và những điều cần biết

    Thủ thuật theo dõi nhịp tim thai thường không đau nhưng có thể bạn sẽ thấy chút không thoải mái. Thủ thuật này rất ít rủi ro nên tất cả các thai phụ trong lúc chuyển dạ và sinh nở đều tiến hành làm. Có nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là nhịp tim, có thể quyết định tình trạng khỏe mạnh của con yêu. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về nhịp tim thai trong khi chuyển dạ nhé.

    Những thông tin hữu ích trên đây hy vọng đã giúp các bậc cha mẹ có những hiểu biết rõ ràng hơn về tình trạng của thai nhi qua việc đo lường nhịp tim.

    Có thể bạn quan tâm:

    Tất tần tật những điều mẹ cần biết về hệ tuần hoàn và nhịp tim thai

    Đoán giới tính em bé qua nhịp tim thai nhi có chính xác?

    Thai mấy tuần thì có tim thai? Khi nào mẹ sẽ nghe được nhịp tim của con?

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo