backup og meta

Muốn nhanh có thai, tránh xa những thực phẩm sau đây!

Muốn nhanh có thai, tránh xa những thực phẩm sau đây!

Nhiều cặp vợ chồng rất muốn nhanh có thai nhưng kết quả không như họ kỳ vọng. Tìm hiểu ra mới biết, chính chế độ ăn uống góp một phần không nhỏ trong chuyện này.

Nếu bạn muốn nhanh có thai, ngoài sử dụng những thực phẩm giúp tăng khả năng sinh sản, việc tránh xa những thực phẩm gây hại sau cũng giúp ích cho bạn nhiều đấy.

Đồ uống có cồn

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, thậm chí việc tiêu thụ rượu bia ở mức vừa phải cũng có khả năng làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Lạm dụng rượu bia làm tổn thương gan. Trong khi đó, gan có mối liên hệ mật thiết với việc sản sinh những hormone sinh dục ở nam và nữ giới. Do đó, việc uống rượu bia sẽ góp phần tạo một áp lực lớn đến chức năng gan. Từ đó, kéo theo những ảnh hưởng đến khả năng có con ở nhiều người.

Ngoài ra, rượu bia tác động không nhỏ đến sự rụng trứng. Chúng khiến quá trình rụng trứng gặp nhiều bất ổn.

Đối với nam giới, rượu bia còn tác động tiêu cực đến tinh trùng, làm giảm số lượng tinh trùng khỏe mạnh, cũng như tốc độ, hình dạng và khả năng sống sót của tinh trùng.

Đối với phụ nữ, đặc biệt nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn nên tránh xa bia rượu hoàn toàn.

Đồ uống có chứa caffeine

Caffeine có tác dụng kích thích hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim và huyết áp đột ngột. Caffeine sẽ làm hẹp các mạch máu, làm chậm lưu thông máu đến tử cung, do đó khiến việc rụng trứng gặp khó khăn.

Tốt nhất, bạn nên giới hạn lượng cà phê tiêu thụ xuống còn 1 ly/ngày nếu bạn đã ngoài tuổi 35 và gặp vấn đề về khả năng sinh sản.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thậm chí tiêu thụ 300 mg caffeine (có trong khoảng 1 ly cà phê) mỗi ngày cũng có thể làm giảm cơ hội thụ thai của bạn xuống.

Một số loại phô mai

Nếu bạn là người thích ăn phô mai nhưng vẫn muốn nhanh có thai thì tin vui cho bạn là không phải tất cả các loại phô mai đều làm cản trở mong muốn mang thai của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, chỉ nên sử dụng phô mai hay các sản phẩm bơ sữa đã được tiệt trùng. Những loại phô mai thô thường chứa một lượng lớn các loại vi khuẩn như E.Coli, Listeria, Salmonella… Những loại vi khuẩn này được xem là nhân tố làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.

Vì thế, bạn nên tránh sử dụng phô mai làm từ sữa tươi chưa qua tiệt trùng và có thời gian hình thành ít hơn 60 ngày.

Nếu phô mai làm từ sữa tươi chưa qua tiệt trùng có thời gian hình thành hơn 60 ngày thì lượng vi khuẩn Listeria sẽ ít hơn.

Bạn nên xem kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những loại phô mai đã qua tiệt trùng nhé vì chúng an toàn cho sức khỏe.

Trứng lòng đào (trứng sống)

Trứng sống hay trứng lòng đào thường chứa một lượng lớn vi khuẩn salmonella, đây được xem là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây sẩy thai. Do đó, bạn cần tránh ăn các món chứa trứng chưa chế biến kỹ như cocktail trứng (egg-nog), sốt hollandaise, mỳ Ý sốt kem phô mai trứng…

Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại trứng hữu cơ vì nó không chứa các thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng.

Một số loại cá

Bạn nên tránh sử dụng các loại cá biển chứa nhiều thủy ngân và vi khuẩn. Cơ thể chúng ta rất dễ hấp thụ thủy ngân từ các loại cá và dự trữ chúng trong cơ thể trong nhiều tháng. Một khi bạn đã mang thai, lượng thủy ngân này sẽ truyền qua nhau thai.

Thông thường, rất nhiều người không biết mình mang thai ở tuần đầu tiên. Do đó, để an toàn cho sức khỏe phôi thai lúc mới hình thành, bạn cần thận trọng với những loại cá có chứa nhiều thủy ngân nhé.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Sushi sống bởi vì chúng có thể chứa vi khuẩn và vi trùng
  • Hải sản xông khói đông lạnh
  • Cá kiếm, cá mập, cá thu… vì chúng có chứa hàm lượng lớn thủy ngân.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

15 Foods to AVOID When Trying to Get Pregnant http://www.fertilityafter40.com/15-foods-to-avoid-when-trying-to-get-pregnant.html Ngày truy cập 27/9/2017

Slideshow: Which Infertility Treatment Is for You? http://www.webmd.com/infertility-and-reproduction/ss/slideshow-which-treatment-is-for-you Ngày truy cập 27/9/2017

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo