backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 11/11/2021

    4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai cần lưu ý

    Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai có nhiều điểm tương đồng với các triệu chứng bình thường sau khi chấm dứt thai kỳ. Để biết đâu là triệu chứng nhiễm trùng và đâu chỉ là hiện tượng bình thường sau phá thai, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của các dấu hiệu nhiễm trùng để có cơ sở đối chiếu với các triệu chứng đang gặp phải. 

    Nhiễm trùng sau phá thai là biến chứng nguy hiểm, không chỉ gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng. Thế nhưng, việc nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai có thể khó khăn do các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai có nhiều đặc điểm tương đồng với các triệu chứng bình thường.  

    Bài viết sau Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về đặc điểm cơ bản của các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai để bạn lưu ý trong quá trình theo dõi và sớm đi khám nếu phát hiện các bất thường! 

    “Điểm mặt” 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai 

    dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai

    phá thai bằng thuốc hay phá thai bằng các biện pháp can thiệp ngoại khoa thì sau phá thai, bạn đều có thể gặp phải các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, ớn lạnh… 

    Đây đều là những triệu chứng bình thường sau phá thai. Tuy nhiên, bạn có thể nghi ngờ nhiễm trùng nếu các triệu chứng này có những đặc điểm bất thường sau:

    1. Xuất huyết âm đạo dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm

    Chảy máu âm đạo sau phá thai là tình trạng thường gặp. Phá thai ra máu trong bao lâu và ra máu nhiều bao nhiêu sẽ tùy thuộc và thể trạng của mỗi người.  

    Tuy nhiên, đa phần, bạn chỉ ra một lượng máu vừa phải, giống với lượng máu kinh nguyệt hoặc nhiều hơn 1 chút (cần nhiều hơn khoảng 1 miếng băng vệ sinh) trong vài ngày đầu sau phá thai, sau đó, lượng máu sẽ giảm dần. Thời gian ra máu sau phá thai có thể kéo dài khoảng 14 ngày.  

    Còn nếu là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai, bạn sẽ thấy lượng máu ra rất nhiều: 

    • Có thể tràn 2 miếng băng vệ sinh cỡ lớn trong 1 giờ và tình trạng này kéo dài hơn 2 giờ 
    • (được xem là băng huyết và cần đến bệnh viện ngay)
    • Xuất hiện các cục máu đông lớn khi xuất huyết 
    • Tình trạng chảy máu nặng kéo dài liên tục trong 12 giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm
    • Dịch âm đạo màu khác thường: ví dụ như màu hồng đục, kèm mùi hôi.

    2. Đau bụng dữ dội

    Đau bụng cũng là triệu chứng sau phá thai rất thường gặp. Đối với cách phá thai bằng thuốc, các cơn đau đi cùng với tình trạng xuất huyết sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 4 giờ sau khi uống viên thuốc Misoprostol (viên thuốc thứ 2). Cơn đau sẽ dữ dội nhất khi thai bị tống ra ngoài và sau đó giảm dần. Thường sẽ là các cơn đau quặn từng cơn.

    Còn đối với phá thai ngoại khoa, bạn sẽ thấy đau âm ỉ trong khoảng 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, dù phá thai bằng thuốc hay ngoại khoa thì các cơn đau có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol. 

    Nếu thuốc không có tác dụng hoặc sau vài ngày mà cơn đau không thuyên giảm, đau liên tục tăng dần đi cùng với đó là tình trạng chảy máu dữ dội hoặc các triệu chứng bất thường khác thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai.

    3. Sốt cao – Dấu hiệu nhiễm trùng sau phá thai

    Trong 7 ngày đầu sau phá thai, bạn sẽ cần đo thân nhiệt ít nhất 2 lần mỗi ngày. Bạn có thể bị sốt nhẹ trong vài ngày đầu.  

    Nếu sốt trên 38 độ C, kèm lạnh run, môi khô, lưỡi dơ, sốt không hạ khi dùng thuốc hạ sốt thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phụ nữ nhiễm trùng nặng sau phá thai nhưng không bị sốt. Do đó, ngoài chú ý đo thân nhiệt thì cũng cần lưu ý đến các dấu hiệu khác.

    4. Các dấu hiệu khác

    Ngoài 3 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai kể trên thì còn có thể có một số dấu hiệu nhiễm trùng khác mà bạn cần lưu ý như: 

    • Buồn nôn và nôn trong 4 – 6 giờ  
    • Nhịp tim tăng nhanh bất thường 
    • Khí hư ra nhiều và có mùi cực kỳ khó chịu 
    • Đau, sưng và nổi mẩn đỏ ở vùng kín 
    • Đau cơ, mệt mỏi 
    • Có cảm giác lo lắng, bất an, bồn chồn, khiến bạn cảm thấy sợ hãi, ớn lạnh. 

    Làm thế nào để tránh nhiễm trùng sau phá thai? 

    dấu hiệu nhiễm trùng sau phá thai

    Các triệu chứng nhiễm trùng sau phá thai nghe có thể đáng sợ. Thế nhưng, nếu được thực hiện ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn sẽ rất ít có nguy cơ gặp phải tình trạng này.  

    Chính vì vậy, để tránh nhiễm trùng sau phá thai, bạn nên đi khám tại những cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và có phương án can thiệp phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc phá thai tại nhà, đến các cơ sở kém chất lượng hoặc thực hiện những cách phá thai tự nhiên tại nhà được truyền tai nhau. 

    Ngoài ra, để tránh nhiễm trùng sau phá thai thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: 

    • Trước khi phá thai cần đi xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bị bệnh thì cần điều trị trước khi phá thai để tránh các bệnh lý này có thể dẫn đến nhiễm trùng sau phá thai.
    • Nếu bác sĩ kê toa kháng sinh, bạn cần uống đúng theo chỉ dẫn, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc dùng sai liều lượng.  
    • Sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon sau khi phá thai để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn chỉ có thể sử dụng lại tampon trong kỳ kinh tiếp theo. 
    • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về các vấn đề liên quan đến sinh hoạt như dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, quan hệ tình dục: 
  • Sau khi phá thai có được tắm không? Sau phá thai, bạn chỉ nên lau người bằng nước ấm hoặc có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen. Tránh tắm nước lạnh, tắm quá lâu hoặc tắm bồn vì vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm. 
  • Phá thai bao lâu thì quan hệ được hay uống thuốc phá thai bao lâu thì quan hệ được? Bạn nên kiêng quan hệ từ 4 – 8 tuần sau phá thai. Bởi quan hệ quá sớm có thể đưa vi khuẩn vào cơ quan sinh sản, gây nhiễm trùng.  
  • Vệ sinh vùng kín sau phá thai cần thực hiện từ trước ra sau, không thụt rửa hoặc cho bất cứ thứ gì vào âm đạo, không dùng các sản phẩm vệ sinh dễ gây kích ứng.  
  • Không hút thuốc, uống rượu hoặc dùng các chất gây nghiện sau khi phá thai. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, làm cơ thể lâu hồi phục và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các thực phẩm hoặc thức uống chứa caffeine… 
  • Tình trạng nhiễm trùng sau khi phá thai có thể đưa đến nhiều biến chứng. Do đó, nếu mang thai ngoài ý muốn hoặc có ý định chấm dứt thai kỳ vì một lý do nào đó thì bạn cần hết sức lưu ý. Tốt nhất, bạn vẫn nên đi khám tại các cơ sở uy tín để được bác sĩ tư vấn và thăm khám. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 11/11/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo