backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giải đáp mối lo: Các vấn đề về ngực sau sinh có thể bạn quan tâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/04/2022

    Giải đáp mối lo: Các vấn đề về ngực sau sinh có thể bạn quan tâm

    Ngực sau sinh thay đổi cùng với hoạt động của các hormone trong cơ thể báo hiệu bạn đã sẵn sàng cho con bú. Ngực to lên, chảy xệ hay núm vú thâm là 3 vấn đề bạn có thể quan tâm lúc này.

    “Đôi gò bồng đảo” căng tròn luôn là mong mỏi của nhiều phụ nữ, nhưng sau khi sinh con, mọi thứ đã thay đổi. Ngực bắt đầu to lên hay còn có những biểu hiện đặc biệt nào nữa sau sinh? Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu những thay đổi của bộ ngực sau sinh ra sao nhé.

    Tại sao ngực sau sinh lại to lên quá nhanh?

    Ngực của bạn to lên là để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa cho bé. Khi mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone sẽ tăng lên rất cao, những hormone sẽ kích thích hoạt động của tuyến sữa và ống dẫn sữa. Kết quả của điều này là mẹ thường có bầu ngực to sau sinh.

    Ngực tôi vốn dĩ đã to. Có cách nào để ngực đừng to nữa hay không?

    Duy trì cân nặng trong tầm kiểm soát sẽ giúp ngực bạn không còn to ra nữa. Thế nhưng, đối với nội tiết tố, bạn không thể nào can thiệp được. Không có bất cứ loại thực phẩm, bài tập hoặc mỹ phẩm nào có thể ngăn vú phát triển trong thời gian mang thai. Bạn chỉ có cách là thay chiếc áo ngực với kích cỡ mới mà thôi.

    Tại sao núm vú của tôi lại trở nên sần sùi và sẫm màu?

    Lại một lần nữa nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone. Ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất, những vết nứt nhỏ quanh núm vú sẽ hiện ra rõ hơn để chuẩn bị cho bé bú. Núm vú sậm màu hơn cũng là do hormone. Hormone thay đổi sẽ kích thích tế bào sản sinh ra sắc tố, do đó núm vú sẽ trở nên thâm đen, đặc biệt nếu bạn có một làn da trắng. Tuy nhiên, khoảng vài tháng sau sinh, núm vú sẽ trở lại bình thường.

    Có cách nào để tránh rạn da ở ngực sau sinh?

    Ngực phụ nữ sau sinh sẽ có nhiều thay đổi, chẳng hạn như xuất hiện vết rạn. Các vết rạn da xảy ra khi các sợi collagen và elastin bị căng giãn quá mức. Nếu được thừa hưởng làn da không có độ đàn hồi thì bạn sẽ bị rạn da. Mặc dù có rất nhiều loại kem được quảng cáo giúp ngăn ngừa tình trạng này nhưng gần như không loại nào có tác dụng. Nó chỉ giúp làm da bạn mềm hơn.

    Mặc dù chưa có biện pháp chắc chắn nào để điều trị rạn da nhưng việc kiểm soát cân nặng của bạn có thể giúp ích. Sau khi sinh khoảng vài tháng, các vết rạn này sẽ nhạt dần.

    Ngực của tôi không cân đối trước khi mang thai và dường như nó ngày càng tệ hơn. Tại sao vậy?

    Ngực vô cùng nhạy cảm với hormone. Nếu trước đó bầu vú không cân xứng thì khi mang thai, vú nhỏ hơn sẽ ít nhận được hormone hơn vì có mô vú ít hơn. Do đó, 2 vú sẽ không thể phát triển đồng đều. Ngoài ra, nếu phụ nữ có hai bên ngực bằng nhau nhưng một bên đã từng phẫu thuật thì bên đó cũng sẽ không nhận được nhiều hormone như bên còn lại.

    Có cách nào để ngăn ngừa ngực sau sinh chảy xệ?

    Không có cách nào để ngăn việc này ngoài việc giữ cho cân nặng ổn định và mặc áo ngực hỗ trợ. Có rất nhiều loại kem và thuốc bổ “hứa hẹn” sẽ giúp ích nhưng các bác sĩ đều khuyên bạn nên tiết kiệm tiền và đừng đầu tư vào những thứ này. Việc bôi kem dưỡng da sẽ không ảnh hưởng gì bởi cơ ngực nằm trên ngực chứ không phải nằm bên dưới. Do đó, các bài tập cũng không giúp ích.

    Tôi đang cho con bú và vú của tôi bị đau. Tại sao lại như vậy và tôi nên làm gì?

    nguc-sau-sinh-bi-dau-khi-cho-bu

    Vú của bạn có thể bị căng sữa. Giải pháp đơn giản nhất là vắt sữa hoặc cho bé bú thường xuyên hơn. Bạn có thể vắt sữa bằng tay sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn đấy. Chườm đá xung quanh vú cũng có thể giúp giảm đau.

    Áo ngực có gọng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Điều này có thật không?

    Các ống dẫn sữa có thể kéo dài đến lồng xương sườn. Một chiếc áo ngực có gọng có thể cản trở việc sản xuất sữa. Thêm vào đó, gọng áo có thể bị cấn khi bạn đang cho con bú. Tốt nhất, bạn nên chọn những chiếc áo ngực không dây khi đang cho con bú nhé.

    Núm vú của tôi bị đau, nứt và chảy máu khi cho con bú. Tôi phải làm gì?

    Bạn có thể sử dụng một loại thuốc mỡ lanolin nhẹ nhàng thoa vào núm vú và phải rửa sạch trước khi cho bé bú. Nếu chỉ bị đau lúc đầu là điều bình thường, còn nếu kéo dài hơn 1 – 2 tuần thì có thể là bé bú không đúng tư thế. Điều này có thể khiến bé bú không được nhiều sữa và ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của bạn.

    Có thể bạn quan tâm: Biểu hiện viêm tuyến sữa là gì? Viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

    Tôi đang cho con bú nhưng trên ngực lại xuất hiện một đốm nhỏ màu đỏ sưng đau. Đó là gì và tại sao lại như vậy?

    Sữa là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trong miệng của bé cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Bé có thể làm trầy da bạn khi bú và khiến vi khuẩn lây lan, gây nhiễm trùng vú. Bạn có thể nhận ra điều này khi thấy vú bị sưng đỏ, nóng, đi kèm với sốt và các triệu chứng giống như cúm. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại kháng sinh an toàn cho bà mẹ nuôi con và khuyên bạn thường xuyên chườm ấm, khuyến khích bạn tiếp tục cho con bú. Đôi khi, viêm vú có thể dẫn đến áp xe, một khối u gây đau, chứa mủ và bạn phải phẫu thuật để lấy mủ ra.

    Cho bé bú và vắt sữa thường xuyên là cách để sữa lưu thông và ống dẫn sữa không bị tắc nghẽn, gây viêm vú. Sau khi cho con bú, hãy rửa và lau núm vú cẩn thận để hạn chế vi khuẩn.

    Dưới tác động của các hormone, ngực sau sinh hay trong thai kỳ đã thay đổi rất nhiều đến nỗi nhiều người cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, đó là sự thay đổi tất yếu và điều bạn cần làm lúc này là chuẩn bị sẵn tâm lý, tìm hiểu về các vấn đề thường gặp ở vú, ăn uống đầy đủ để bé yêu có nhiều sữa bú nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo