Nếu việc chăm sóc tại nhà không hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đi khám tuyến vú, đặc biệt là trong những trường hợp sau:
- Các triệu chứng, biểu hiện viêm tuyến sữa không được cải thiện hoặc trở nên tệ hơn trong 24 giờ sau khi dùng thuốc giảm đau.
- Núm vú tiết dịch, chảy mủ hoặc có thêm cục u mới.
- Cảm thấy hình dáng bầu ngực thay đổi.
- Ngoài ra, đối với một số phụ nữ không cho con bú nhưng vẫn có biểu hiện viêm tuyến sữa thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Sau khi nhận ra những biểu hiện viêm tuyến sữa, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng có nên tiếp tục cho con bú hay không? Như đã đề cập ở trên, câu trả lời là bạn vẫn nên tiếp tục cho em bé bú mẹ như bình thường. Điều này vẫn đảm bảo an toàn vì nhiễm trùng do viêm tuyến sữa không thể lây sang trẻ thông qua sữa mẹ. Không những vậy, sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng và giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi những bệnh nhiễm trùng.
Mặt khác, tuy bạn có thể cảm thấy khó chịu khi cho con bú nhưng hoạt động này thực chất lại góp phần giảm căng tức ngực và làm thông tia sữa bị tắc nghẽn, giúp sữa lưu thông dễ dàng hơn trong ống dẫn sữa. Khi cho trẻ bú, bạn hãy bắt đầu với bầu ngực có biểu hiện viêm tuyến sữa trước. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế tình trạng sữa còn dư và ứ đọng trong ống dẫn sữa. Điều này nhằm ngăn vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm nặng hơn.
Trên thực tế, các triệu chứng và biểu hiện viêm tuyến sữa có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân thường là do cách bạn cho con bú chưa đúng hoặc em bé gặp rắc rối trong việc ngậm núm vú. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị và được hướng dẫn cho con bú đúng cách.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!