backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Lên kế hoạch tài chính khi sinh con với 13 điều cơ bản

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

    Lên kế hoạch tài chính khi sinh con với 13 điều cơ bản

    Để có thể chuẩn bị cho con những điều tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch tài chính khi sinh con. Vậy kế hoạch tài chính đó là gì? Bạn hãy xem nhé!

    Muốn chào đón một thành viên bé bỏng, cả bố và mẹ phải chuẩn bị mọi thứ về mặt tinh thần lẫn tài chính. Trong kế hoạch sinh con, bạn phải lên kế hoạch tất tần tật về việc mua sữa, mua quần áo, khám thai… Và tất nhiên, điều đáng quan tâm nhất là vấn đề tài chính. Nếu muốn sinh con năm 2018, dưới đây là những điều bạn cần làm để chuẩn bị đón chào thành viên mới cho mái ấm của mình.

    Chuẩn bị trước khi sinh em bé

    Có 6 điều bạn cần lưu ý trước khi sinh em bé:

    1. Hiểu về bảo hiểm y tế và dự tính chi phí

    Vì sinh con tốn rất nhiều chi phí ngay cả khi bạn đã có bảo hiểm y tế.

    Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chỉ cần bạn đóng bảo hiểm 6 tháng liên tục trước khi sinh là sẽ được hưởng chế độ thai sản.

    Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn bảo hiểm thai sản trước khi sinh con. Lợi ích của việc tham gia bảo hiểm thai sản là gia đình bạn sẽ giảm được một khoản chi phí rất lớn cho việc sinh con và thăm khám thai sản.

    2. Lập kế hoạch nghỉ hộ sản

    Bạn cần hiểu rõ mình được nghỉ sau sinh trong bao lâu và giai đoạn đó có ảnh hưởng đến kinh tế gia đình hay không.

    3. Dự thảo ngân sách trước khi sinh

    Sinh con đi kèm với việc phải mua sắm nhiều thứ và tốn nhiều tiền, do đó bạn nên đặt ra một giới hạn chi tiêu đồ dùng cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

    4. Lập kế hoạch ngân sách sau khi sinh

    Những chi phí như mua tã lót, sữa cho trẻ, sữa tắm em bé,… cũng cần lên kế hoạch trước.

    5. Chọn bệnh viện hay bác sĩ nhi khoa nằm trong tuyến bảo hiểm y tế

    Giúp bạn giảm số tiền phải chi trả cho việc thăm khám cho cả mẹ và trẻ.

    6. Để dành một khoản tiền cho những lúc khẩn cấp

    Nếu bạn chưa để dành số tiền này, hãy thực hiện ngay để phòng khi phải chi trả cho những lúc khẩn cấp như hư xe hay bị bệnh,…

    Chuẩn bị trong thời gian ở bệnh viện

    Trong thời gian sinh em bé, chắc hẳn bạn sẽ rất bận rộn để chăm chút cho con.  Vì thế, bạn cần lưu ý thêm vấn đề kế tiếp:

    7. Làm giấy khai sinh

    Bạn có thể liên hệ tới trụ sở ở địa phương để làm loại giấy tờ này cho đứa con sắp chào đời.

    Trong 30 ngày đầu trẻ mới sinh

    Trong giai đoạn này, bạn nên chuẩn bị cho con mình những điều sau:

    8. Làm bảo hiểm y tế cho con

    Bạn nên làm bảo hiểm y tế cho trẻ càng nhanh càng tốt để phòng trường hợp trẻ bị bệnh.

    9. Xem xét một chính sách bảo hiểm trưởng thành cho con

    Để trẻ có một khoản tiền để dành khi trưởng thành.

    10. Bắt đầu lên kế hoạch chăm sóc trẻ

    Bạn cần tìm đến các trung tâm chăm sóc trẻ hay người giữ trẻ khi đã hết thời gian nghỉ hộ sản.

    Sau khi trẻ đầy tháng

    Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi, bạn nên chú ý đến những việc sau:

    11. Điều chỉnh người thụ hưởng nếu bạn có bảo hiểm nhân thọ

    12. Làm tiệc đầy tháng cho trẻ theo truyền thống

    13. Để dành tiền cho giai đoạn trẻ đi học

    Khi chuẩn bị kỹ càng những điều trên, con của bạn sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn và việc có con cũng không làm chi phí hàng ngày bị xáo trộn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo