backup og meta

8 cách “đánh bay” chứng mất ngủ sau sinh

8 cách “đánh bay” chứng mất ngủ sau sinh

Theo nghiên cứu, 60% phụ nữ trải qua chứng mất ngủ ở tuần thứ 32 của thai kỳ và 8 tuần sau khi sinh. Có thể nói, mất ngủ sau sinh là triệu chứng mà nhiều phụ nữ gặp phải, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về điều này.

Sau sinh bị mất ngủ không phải là một tình trạng hiếm gặp. Nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ trung bình của phụ nữ là 7 giờ 16 phút ở tuần thứ 32, ở thời điểm 8 tuần sau khi sinh là 6 giờ 31 phút và 2 năm sau sinh là 6 giờ 52 phút.

Vậy sau sinh mất ngủ phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này ngay sau đây nhé.

Hiểu rõ về chứng mất ngủ sau sinh

Bạn rất muốn ngủ nhưng không thể ngủ được dù bé đang ngủ rất ngon. Đây có thể là do bạn đang bị chứng mất ngủ sau sinh đấy. Những bà mẹ gặp tình trạng này cho biết mình cảm thấy thao thức, bồn chồn, có khuynh hướng thức giấc để kiểm tra xem con đang ngủ ngon không hay có điều gì gây nguy hiểm cho con (gối, mền che mặt bé…) và thường lo lắng mỗi khi bé khóc. Giấc ngủ của họ thường rất nông và dễ bị đánh thức bởi những âm thanh nhỏ nhất.

Chứng mất ngủ sau khi sinh, kể cả sinh thường và sinh mổ là khá phổ biến. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ sau khi sinh, bạn nên hỏi bác sĩ. Phát hiện và điều trị các vấn đề về giấc ngủ càng sớm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm và tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Các nguyên nhân phổ biến gây khó ngủ, mất ngủ sau khi sinh bao gồm:

1. Nội tiết tố thay đổi

Sự thay đổi của nội tiết tố sau khi mang thai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và khó ngủ. Nồng độ estrogen thấp có thể dẫn đến các rối loạn giấc ngủ và chứng trầm cảm sau sinh.

2. Đổ mồ hôi vào ban đêm

Đổ mồ hôi vào ban đêm gây mất ngủ sau sinh

Sau sinh, các hormone trong cơ thể sẽ cố gắng làm sạch lượng chất lỏng dư thừa mà cơ thể sản xuất trong thời gian mang thai. Điều này sẽ khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, gây khó chịu và mất ngủ.

3. Rối loạn tâm trạng sau sinh

Bạn sẽ có những cảm xúc khác nhau sau khi sinh, có thể là do lo lắng trầm cảm sau sinh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tất cả điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về giấc ngủ và đôi khi gây ra chứng mất ngủ.

4. Cho bé bú

Các rối loạn về giấc ngủ thường xảy ra trong vài tuần đầu sau sinh. Thật ra, rất khó ngủ lại sau khi cho bé bú vào lúc nửa đêm, thậm chí đôi lúc, bạn còn không thể ngủ lại được.

Triệu chứng mất ngủ sau sinh

Các triệu chứng mất ngủ trầm trọng thường đi cùng với các triệu chứng trầm cảm sau sinh như:

  • Tâm trạng thất thường
  • Dễ bị kích động
  • Luôn có cảm giác buồn bã
  • Lo lắng quá mức.

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào trong số những điều này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mất ngủ sau sinh có thể là một vấn đề nhỏ đối với một số người nhưng đối với một số khác, nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Bí quyết giúp hạn chế chứng mất ngủ sau sinh

Cách giúp hạn chế chứng mất ngủ sau sinh

Không có biện pháp nào giúp khắc phục nhanh vấn đề này. Tuy nhiên, bạn có thể thử một vài cách sau:

1. Ngủ khi bé ngủ

Hãy cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bé ngủ, thay vì làm công việc nhà trong thời gian này.

2. Đi ngủ sớm

Đi ngủ càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể ngủ được, hãy thử các kỹ thuật thư giãn như tắm nước nóng, đọc sách hay uống trà thảo dược để giúp xoa dịu trí óc và thúc đẩy giấc ngủ ngon.

3. Chia sẻ công việc

Yêu cầu chồng giúp bạn thay tã và mặc quần áo cho bé vào buổi sáng. Nếu bạn đang cho trẻ bú bình, bạn có thể nhờ anh ấy cho bé bú trong khi bạn đi làm những việc khác.

4. Hiểu thói quen của bé

Ban đầu, trẻ sơ sinh thường thức dậy nhiều lần vào ban đêm, nhưng khi lớn hơn, bé sẽ ngủ suốt đêm. Tìm hiểu chu kỳ ngủ của bé sẽ giúp việc lên kế hoạch của bạn trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, bạn sẽ ngủ ngon hơn.

5. Hạn chế căng thẳng để giảm mất ngủ sau sinh

Căng thẳng làm bạn mệt mỏi và làm cho việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Cố gắng không lo lắng hoặc căng thẳng về mọi thứ. Bạn cũng có thể thử các biện pháp giảm căng thẳng như thiền, đi dạo hoặc nghe nhạc nhẹ.

[embed-health-tool-ovulation]

6. Hạn chế lượng caffeine

Bạn có thể thích việc uống cà phê mỗi buổi sáng nhưng đó cũng có thể là lý do khiến bạn khó ngủ sau khi sinh. Nếu bạn không thể bỏ được hoàn toàn, hãy thử hạn chế uống cà phê.

7. Tắt tất cả thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ

Máy vi tính, điện thoại di động và tivi sẽ kích thích hoạt động của não, làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị này làm giảm hàm lượng melatonin, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

8. Thở sâu và các kỹ thuật thư giãn cơ

Các bài tập thở đơn giản có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và giúp bạn thư giãn. Các bài tập thư giãn cơ cũng giúp bạn bình tĩnh và làm cho bạn buồn ngủ.

Cách điều trị tình trạng mất ngủ sau sinh

Massage lưng trị mất ngủ sau sinh

Một số liệu pháp thảo dược đã được chứng minh có thể đánh bại trầm cảm và giúp bạn ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng nhé:

1. Uống trà thảo dược để trị mất ngủ sau sinh

  • Trà hoa cúc: Một nghiên cứu cho thấy dùng trà hoa cúc trong hai tuần có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm triệu chứng trầm cảm, nhưng tác dụng này không kéo dài quá 4 tuần. Vì vậy, đây chỉ có thể là một biện pháp khắc phục tạm thời.
  • Trà hoa oải hương: Hương thơm của hoa oải hương giúp kích thích cảm xúc tích cực ở người mẹ. Phụ nữ sau sinh uống một chén trà hoa oải hương mỗi ngày trong hai tuần và hít mùi thơm của nó sẽ tạo ra một liên kết mạnh mẽ với con, ít có dấu hiệu trầm cảm và mệt mỏi. Cũng giống như hoa cúc, tác dụng của hoa oải hương cũng chỉ giới hạn trong 4 tuần.

2. Bấm huyệt trị mất ngủ sau sinh

Theo một nghiên cứu, liệu pháp bấm huyệt có thể giúp điều trị chứng mất ngủ sau sinh. Quá trình điều trị này tốn khoảng 14 ngày, mỗi ngày bấm huyệt 4 lần. Kết quả cho thấy giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.

3. Massage lưng để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Theo một nghiên, phụ nữ sau sinh nếu được xoa bóp lưng 20 phút mỗi tối trong 5 ngày liên tiếp thì chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện.

4. Bổ sung khoáng chất giúp dễ ngủ hơn

Magiê và sắt đóng vai trò nổi bật trong việc ngăn ngừa rối loạn thần kinh. Chúng giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon và đánh bại trạng thái trầm cảm.

5. Trị mất ngủ sau sinh bằng thuốc ngủ

Bạn có thể thử một số loại thuốc ngủ kê theo toa nhẹ nhàng và không gây nghiện như Nytol, Sominex… để vượt qua chứng mất ngủ sau sinh. Tuy nhiên, thành phần chính trong các loại thuốc này là diphenhydramine, có thể làm khô sữa mẹ.

6. Liệu pháp nhận thức – hành vi

Một nghiên cứu nhận thấy liệu pháp nhận thức – hành vi có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho những phụ nữ bị mất ngủ và trầm cảm sau sinh.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được mất ngủ sau sinh phải làm sao để cơ thể không quá mệt mỏi và suy nhược. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu đã áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà mà không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn cách chữa trị.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

8 Practical Ways New Moms Can Deal With Postpartum Insomnia http://www.momjunction.com/articles/tips-to-handle-postnatal-insomnia_00329713/ Ngày 5/4/2018

10 Tips to Improve Sleep for New Moms https://www.webmd.com/sleep-disorders/features/sleep-deprived-new-baby#1 Ngày 5/4/2018

 

Phiên bản hiện tại

21/07/2021

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

Sưng phù sau sinh và phương pháp giúp giảm đau

Sau sinh bao lâu hết sản dịch? Mẹ cần lưu ý gì về sản dịch sau sinh?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 21/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo