backup og meta

5 loại nhiễm trùng sau khi sinh bạn nên biết

5 loại nhiễm trùng sau khi sinh bạn nên biết

Sau khi đón em bé chào đời, các bà mẹ luôn ý thức phải giữ gìn cơ thể hồi phục khỏe mạnh để chăm sóc cho bé thật tốt. Thế nhưng, mặc dù đã cố gắng nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe, tình trạng nhiễm trùng sau sinh vẫn xảy ra khiến không ít bà mẹ hoang mang.

Mang thai và làm mẹ là một trong những thiên chức cao quý trong cuộc đời người phụ nữ. Niềm vui khi được ôm đứa con bé bỏng vào lòng, được nghe tiếng con khóc chính là khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà bất kỳ người làm mẹ nào cũng chờ mong.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh với nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần dễ khiến bạn trở nên rất nhạy cảm. Những vấn đề xảy ra sau sinh, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng sau khi sinh lại càng dễ khiến bạn rơi vào trạng thái phiền muộn và căng thẳng.

Hãy cùng tìm hiểu một số loại nhiễm trùng sau khi sinh phổ biến sau đây để bạn có thể phát hiện và ngăn ngừa kịp thời nhé!

1. Xuất huyết sau sinh

Nếu bị xuất huyết quá mức sau khi sinh và thậm chí một vài ngày đầu sau khi sinh thì mẹ đã bị xuất huyết hay còn gọi là băng huyết sau sinh. Tình trạng này thường xảy ra nếu mẹ bầu trải qua quá trình chuyển dạ quá dài và đau đớn.

Việc sinh hai em bé hoặc mang đa thai cũng dễ bị nhiễm trùng tử cung. Đôi khi bạn có thể gặp tình trạng xuất huyết xảy ra ở giai đoạn 2–3 tuần sau khi sinh em bé do còn sót nhau thai.

Băng huyết sau sinh thường xảy ra khi tử cung không thể co bóp một cách bình thường sau khi thai nhi đã được sinh ra. Thêm vào đó, những vết rách trong tử cung, ở âm đạo hoặc cổ tử cung cũng có thể gây xuất huyết sau sinh. Ngay sau khi sinh, nếu bạn có dấu hiệu chảy máu nặng, bác sĩ có thể xoa bóp tử cung để giúp tử cung co bóp.

Bác sĩ có thể bổ sung một loại hormone tổng hợp cho bạn được gọi là oxytocin giúp kích thích các cơn co thắt. Sau đó, bạn cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu xem có bị nhiễm trùng hay bị thiếu máu không. Trong trường hợp mất máu quá nhiều, bạn có thể cần phải được truyền máu.

2. Nhiễm trùng tử cung

Trong khi sinh, nhau thai tách ra khỏi thành tử cung và bị đẩy ra khỏi âm đạo trong vòng 20 phút sau khi sinh. Đôi khi, nhau thai vẫn còn sót trong tử cung bạn và dẫn đến nhiễm trùng.

Bạn nên lưu ý, bất kỳ vấn đề nhiễm trùng xảy ra ở túi ối tại thời điểm chuyển dạ cũng đều có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Các triệu chứng chính của nhiễm trùng tử cung bao gồm xuất hiện mùi hôi, sưng tử cung và đau bụng nhẹ, sốt cao hoặc số lượng bạch cầu tăng rất cao.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì thế, bạn cần tuân thủ việc uống thuốc đầy đủ và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.

3. Nhiễm trùng vết mổ

Bạn có thể gặp tình trạng nhiễm trùng vết mổ xuất hiện vài ngày sau khi sinh mổ. Bạn cần vệ sinh vết mổ kỹ lưỡng theo các hướng dẫn của bác sĩ và xem xét các dấu hiệu có thể dẫn đến nhiễm trùng sau sinh mổ.

Bạn cũng nên chú ý xem có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào xảy ra, chẳng hạn như mẩn đỏ, sưng da hoặc chảy mủ. Sau khi khâu vết mổ, bạn không được gãi vết thương và thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy có các dấu hiệu bất thường hay khó chịu.

Nếu sinh mổ, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng tất cả các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ khi xuất viện. Bạn cũng không nên kiêng cữ hay lau rửa vết thương không đúng cách, vì điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn cho vết mổ.

4. Đau vùng đáy chậu

Khu vực giữa âm đạo và trực tràng của bạn được gọi là vùng đáy chậu. Nếu sinh con qua đường âm đạo, tình trạng đau đáy chậu khá phổ biến. Theo ước tính, trung bình 1–3% thai phụ thường qua 1 đường âm đạo bị nhiễm trùng sau sinh.

Các mô trong khu vực đáy chậu có thể bị rách hoặc bị kéo dãn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Thai phụ cũng có thể cảm thấy sưng hoặc đau ở khu vực này. Vì vậy, bạn cần nghỉ ngơi thật nhiều và thư giãn để có thể vượt qua những cơn đau sau sinh.

Sau khi sinh thường, bạn nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và tắm rửa từ phía trước ra phía sau thay vì rửa từ sau ra trước để tránh bị nhiễm trùng thêm khu vực đáy chậu.

5. Ra dịch âm đạo nhiều

Tình trạng này khiến thai phụ bị ra nhiều dịch âm đạo hay còn gọi là sản dịch trong suốt một vài tuần đầu sau sinh. Dịch này thường là máu và phần nhau thai bị đẩy ra.

Ban đầu dịch âm đạo có màu đỏ và có thể có những cục máu đông. Sau đó, sản dịch sau sinh sẽ dần dần sẽ chuyển thành màu hồng và sau đó là màu trắng hoặc màu vàng, cuối cùng ngừng ra dịch. Tình trạng ra dịch âm đạo sẽ chấm dứt hoặc giảm dần trong khoảng 2 tuần sau sinh.

Nếu tình trạng ra dịch âm đạo vẫn không có dấu hiệu giảm lưu lượng hoặc màu vẫn tối và có mùi hôi, bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra biện pháp  điều trị thích hợp.

Nhiễm trùng sau sinh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu theo đường uống. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh clindamycin (cleocin) hoặc gentamicin (gentasol). Thuốc kháng sinh sẽ được kê để tiêu diệt chủng vi khuẩn mà bác sĩ nghi ngờ là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sau sinh.

Trong quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ đã trải qua những thay đổi rất lớn. Hệ miễn dịch của phụ nữ cũng yếu hơn trong thời kỳ này và rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào, mẹ bầu đừng ngần ngại hỏi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Labor and Delivery Recovery After Vaginal Birth

https://www.webmd.com/parenting/baby/recovery-vaginal-delivery#1

Ngày truy cập 25.07.2018

Postpartum Infections – 5 Types & 9 Symptoms You Should Be Aware Of

https://www.momjunction.com/articles/postpartum-infections-types-and-symptoms_00118281/#gref

Ngày truy cập 25.07.2018

 

Phiên bản hiện tại

14/09/2018

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Bí quyết ở cữ sau sinh mổ và sinh thường: Mẹ khỏe, bé ngoan, cả nhà vui vẻ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 14/09/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo