Là một loại quả nổi tiếng của vùng Đông Nam Á, sầu riêng được khá nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, điều khiến nhiều mẹ quan tâm là phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không, có bị nóng không và sau sinh bao lâu thì ăn được sầu riêng?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không.
Những nét đặc trưng của sầu riêng
Trước khi biết được mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không, cùng tìm hiểu những nét đặc trưng của loại quả này, bao gồm:
- Đây là một loại quả giàu chất dinh dưỡng: Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B6, C, protein, canxi, sắt, chất xơ… Đây là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục cơ thể của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, liệu sau sinh có ăn được sầu riêng không? Câu trả lời sẽ được tiết lộ bên dưới.
- Hàm lượng đường cao: Hàm lượng đường trong sầu riêng khá cao, với nhiều loại đường đơn, sucrose, fructose và glucose. Việc ăn sầu riêng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Loại quả nặng mùi: Với thành phần gồm các chất có mùi như methanethiol (mùi bắp cải chua), ethyl cinnamate (mùi mật ong), hydrogen sulfide (mùi trứng thối), acetaldehyde (mùi trái cây)… sầu riêng được “ban tặng” một mùi hương đặc trưng rất dễ nhận biết và không thể lẫn vào đâu được. Điều này khiến nhiều người không quen với mùi sầu riêng có thể không thích món ăn này. Tuy nhiên, nếu đã ăn quen, sầu riêng sẽ trở thành loại quả khoái khẩu.
- Sầu riêng là loại quả có tính nóng: Theo Đông y, sầu riêng có vị ngọt đậm, tính nóng.
Đây là những nét đặc trưng nổi bật của quả sầu riêng. Vậy câu hỏi đặt ra là mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không và sinh xong bao lâu thì ăn được sầu riêng.
Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không?
Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không là thắc mắc của nhiều người. Đối với vấn đề mới sinh ăn sầu riêng được không, Hello Bacsi xin giải đáp như sau. Theo chia sẻ của nhiều mẹ sau sinh, câu trả lời cho vấn đề mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không là “Không nên” bởi tính nóng của loại trái cây này. Sau đây là những nguyên nhân lý giải cho vấn đề này:
1. Sầu riêng có tính nóng cao
Phụ nữ sau sinh có ăn được sầu riêng không? Như đã đề cập ở trên, một trong những nét đặc trưng của sầu riêng là tính nóng. Nhiều người đã “được trải nghiệm” tính nóng của loại quả này vì sau khi ăn sầu riêng một ngày đã bị nổi nhiều mụn, cảm thấy “nóng trong người”. Chính vì vậy, nếu mẹ sau sinh ăn sầu riêng sẽ làm tăng nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón, khó chịu, mất ngủ…
2. Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không nếu hàm lượng đường của sầu riêng cao?
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bà đẻ ăn sầu riêng được không, cần hiểu rằng, với thành phần cung cấp nhiều loại đường khác nhau tạo nên vị ngọt đậm, sầu riêng chứa hàm lượng đường vượt quá mức cho phép đối với mẹ sau sinh. Việc ăn sầu riêng khi vừa mới sinh xong có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao gây rối loạn dung nạp glucose.
Không những thế, mẹ sau sinh ăn sầu riêng cũng có nguy cơ tăng cân không kiểm soát, vết thương khó lành hay thậm chí là mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường cần tuyệt đối nói “không” với loại trái cây này.
3. Mới sinh ăn sầu riêng được không nếu loại quả này chứa nhiều năng lượng?
Sau khi sinh, một trong những điều mà phụ nữ quan tâm nhiều nhất là lấy lại vóc dáng và cân nặng chuẩn. Vậy, mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Câu trả lời chắc chắn là không vì sầu riêng chứa rất nhiều năng lượng.
Trong 100g sầu riêng có chứa đến 147 calo, do đó, nếu mẹ sau sinh ăn sầu riêng sẽ rất khó kiểm soát cân nặng và ảnh hưởng đến quá trình lấy lại vóc dáng. Nếu ăn sầu riêng mà không giảm bớt lượng calo từ những thực phẩm khác có thể khiến phụ nữ sau sinh bị tăng cân nhanh chóng.
4. Mẹ sau sinh ăn sầu riêng có thể khiến trẻ sơ sinh bú mẹ nổi rôm sảy
Phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không? Mẹ đang cho con bú nếu ăn sầu riêng có thể gây hại cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Nguyên nhân là vì tính nóng của sầu riêng có thể khiến sữa mẹ bị nóng.
Bé bú mẹ sẽ hấp thụ lượng sữa nóng này, dẫn đến tình trạng nóng trong người. Từ đó, bé có nguy cơ cao bị nổi mụn, rôm sảy. Tình trạng nóng trong người cũng có thể khiến bé mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Điều này vô tình ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình hồi phục sau sinh của mẹ.
5. Sau sinh ăn sầu riêng được không? Sầu riêng ăn sai cách sẽ thành chất độc giết người
Sau sinh ăn sầu riêng được không? Nếu mẹ sau sinh bị suy thận mà ăn sầu riêng thì có thể dẫn đến tử vong. Với hàm lượng kali rất cao, sầu riêng có thể biến thành chất độc gây hại cho phụ nữ sau sinh bị suy thận. Mặc dù kali là chất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng, nhưng nếu nồng độ kali trong máu vượt quá mức cho phép có thể khiến tim mẹ sau sinh đập loạn nhịp và có nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, nếu mẹ vô tình ăn sầu riêng với một số thực phẩm kiêng kỵ loại quả này, như các món ăn, thức uống chứa cồn, thì có thể dẫn đến ngộ độc hay thậm chí là tử vong.
Những lý do trên đã lý giải vì sao câu trả lời cho vấn đề sau sinh ăn sầu riêng được không vẫn luôn là “Không nên”. Mặc dù vậy, nếu phụ nữ sau sinh quá thèm ăn sầu riêng, mẹ có thể ăn một ít, nhưng không thường xuyên, để tránh những tác hại không đáng có của loại quả này. Với một lượng vừa phải và điều độ, sầu riêng có thể giúp người mẹ mới sinh con phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Sau sinh bao lâu thì ăn được sầu riêng?
Khi đã biết được sau sinh ăn sầu riêng được không, cùng tìm hiểu vấn đề sau sinh bao lâu thì ăn được sầu riêng. Nhiều chị em thắc mắc không biết phụ nữ sau sinh 1 tháng, 2 tháng ăn sầu riêng được không?
Thời điểm thích hợp mà mẹ sau sinh có thể ăn sầu riêng là khi trẻ đã được 6 tháng hoặc khi bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm.
Lúc này, các vết thương trên cơ thể do quá trình sinh nở cũng được phục hồi gần như hoàn toàn và sữa mẹ cũng không phải là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ, do đó, sữa mẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải chú ý ăn ít sầu riêng vì lúc này bé vẫn đang phải bú mẹ để phát triển.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được câu trả lời cho vấn đề phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không.
[embed-health-tool-ovulation]