backup og meta

"Cô bé" bị rộng sau sinh phải làm sao? Gợi ý 5 cách giúp se khít vùng kín nhanh chóng

"Cô bé" bị rộng sau sinh phải làm sao? Gợi ý 5 cách giúp se khít vùng kín nhanh chóng

Sau khi sinh, cơ thể của các chị em thường trải qua quá trình biến động lớn như sự thay đổi nồng độ nội tiết tố, ngực cương cứng hoặc da chùng nhão… Trong đó, sự thay đổi kích thước của âm đạo có lẽ là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu nhất, vì âm đạo giãn rộng làm giảm chất lượng “cuộc yêu” của đời sống vợ chồng. Do đó nhiều chị em quan tâm đến vấn đề “cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao? Có cách nào giúp khắc phục tình trạng này hay không? 

Hãy cùng Hello Bacsi khám phá ngọn nguồn nguyên nhân khiến âm đạo sau sinh giãn rộng và tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ thay đổi kích thước âm đạo bị giãn rộng trong bài viết dưới đây nhé. 

Nguyên nhân khiến vùng kín bị giãn rộng sau sinh

Trước khi đi tìm giải pháp cho thắc mắc “cô bé bị rộng sau sinh phải làm sao?”, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Sau sinh, cảm giác âm đạo lỏng lẻo kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng. Bởi, âm đạo không thắt chặt có thể làm giảm sự thỏa mãn khi quan hệ, kéo theo sự thân mật giữa hai vợ chồng cũng vì thế mà giảm đi. Vậy lý do dẫn đến tình trạng âm đạo giãn rộng sau sinh là gì? 

Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, có rất nhiều nguyên nhân khiến âm đạo giãn rộng sau sinh, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là phương pháp sinh thường. Lý giải cho đáp án này, các chuyên gia cho rằng: Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mềm và giãn (hay còn gọi là hiện tượng xoá mở cổ tử cung) ra để em bé có thể đi vào ống sinh. Khi đó, các mô liên kết trong âm đạo căng ra, đồng thời các dây chằng lẫn khớp ở sàn chậu cũng nới lỏng, tạo không gian cho bé chào đời. Tình trạng mở rộng này phải kéo dài khá lâu vì các cơ và mô sàn chậu cần thời gian để co trở lại kích thước bình thường.

Và bên cạnh việc lựa chọn hình thức sinh, một vài yếu tố khác cũng góp phần khiến cô bé bị rộng sau khi sinh như: 

  • Kích thước của thai nhi: Em bé với kích thước lớn sẽ khiến các mô mềm bên trong âm đạo căng và mở rộng ra hơn so với các em bé nhỏ. 
  • Kẹp hoặc hút chân không: Các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình sinh thường có thể khiến tầng sinh môn bị tổn thương, góp phần gây ra cảm giác âm đạo lỏng lẻo sau khi sinh. 
  • Tăng nồng độ hormone relaxin: Một số mẹ sau sinh có thể tăng sản xuất hormone relaxin khiến các khớp, dây chằng, các mô ở xương chậu giãn và căng ra nhiều hơn. Bởi, relaxin là hormone đóng vai trò mở cổ tử cung và âm đạo khi chuyển dạ.
  • Số lần rặn: Các cơn co thắt tử cung sẽ bắt đầu đẩy em bé ra ngoài khi cổ tử cung và âm đạo mở rộng. Khi đó, hành động rặn sẽ giúp đẩy em bé ra đời tự nhiên và dễ dàng hơn. Nhưng số lần rặn càng nhiều sẽ gây áp lực lên sàn chậu càng tăng, điều này có thể gây tổn thương sàn chậu và âm đạo, khiến âm đạo giãn rộng và khó thắt chặt lại. 
  • Tuổi sinh con và số lần sinh con: Âm đạo phụ nữ có thể trở nên lỏng lẻo do quá trình lão hóa tự nhiên, đây là kết quả của sự suy yếu và teo dần của các cơ, mô âm đạo theo thời gian. Vì thế, phụ nữ càng lớn tuổi, số lần sinh thường càng nhiều thì khả năng hồi phục âm đạo như trước sinh càng khó. 

Mặc dù, trên lý thuyết, âm đạo sẽ co về kích thước bình thường sau một khoảng thời gian, nhưng thực tế sẽ mất bao lâu? Hãy cùng theo dõi ở phần kế tiếp nhé. 

Giải đáp: “Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại?”

cô bé'' bị rộng sau sinh phải làm sao

Tình trạng âm đạo giãn rộng sau sinh sẽ co trở lại kích thước và hình dạng bình thường, nhưng thời gian cửa mình khép lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Sau 6 tháng: “Cô bé” sẽ bắt đầu co lại gần như bình thường sau 6 tuần và phục hồi hoàn toàn trong vòng 6 tháng. Trường hợp này thường diễn ra ở những bà mẹ trẻ tuổi, sinh con qua đường âm đạo và không gặp biến chứng, đặc biệt ở những mẹ sau khi sinh con đầu lòng.
  • Sau 12 tháng: Cửa mình bắt đầu khép lại trong khoảng vài tuần, sau khi tình trạng sưng tấy âm đạo giảm bớt và cần từ 6 – 12 tháng để cải thiện tình trạng âm đạo lỏng lẻo. Đây là khoảng thời gian âm đạo sau sinh phục hồi đối với những bà mẹ sinh con muộn, sinh con qua đường âm đạo nhiều lần hoặc gặp một vài chấn thương trong lúc sinh như rách âm đạo, chấn thương vùng chậu hay nhiễm trùng tầng sinh môn…

Tóm lại, theo thời gian, “cô bé” chắc chắn sẽ phục hồi và trở về trạng thái bình thường nên chị em sau sinh không cần quá lo lắng về điều này. Thay vào đó, hãy thực hiện một số biện pháp được liệt kê trong phần tiếp theo để cải thiện tình trạng lỏng lẻo âm đạo và thúc đẩy thời gian hồi phục.

“Cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao?

cô bé'' bị rộng sau sinh phải làm sao

“Cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao? Theo các chuyên gia, việc áp dụng các biện pháp dưới đây không chỉ giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn mà còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi sinh, bao gồm: 

1. Chăm sóc vùng kín đúng cách 

Việc chăm sóc đúng cách vừa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, vừa duy trì sức khỏe vùng kín sau khi sinh. Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc “cô bé”: 

  • Luôn giữ phần vùng chậu sạch sẽ. 
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4- 6 lần mỗi ngày. Tốt nhất là thay băng sau khi đại tiện, vì cả sản dịch và phân đều là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
  • Sử dụng vòi xịt từ trước ra sau khi vệ sinh và lau khô bằng khăn sạch. 
  • Không nên sử dụng tampon trong 6 tuần đầu sau sinh, vì có thể gây nhiễm trùng…. 

2. Thực hiện bài tập kegel 

cô bé'' bị rộng sau sinh phải làm sao: tập kegel

“Cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao? Lời khuyên là bạn hãy thực hành các bài tập kegel. Việc thực hiện các bài tập kegel sẽ giúp vùng kín trở nên săn chắc hơn, cải thiện chất lượng đời sống tình dục và hạn chế viêm nhiễm phụ khoa. Hướng dẫn chi tiết như sau: 

  • Tìm cơ vùng chậu: Đưa ngón tay vào âm đạo và thắt chặt các cơ bắp để xác định đúng vị trí vùng cơ cần luyện tập.
  • Làm rỗng bàng quang: Đi tiểu thật sạch trước khi tập để đảm bảo bàng quang trống không, vì bàng quang vẫn còn nước tiểu trong khi tập có thể gây rối loạn chức năng cơ và dẫn đến các vấn đề về tiết niệu.
  • Thực hiện bài tập kegel: Thắt chặt các cơ vùng chậu – đã xác định ở phần trên – trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng trong 10 giây. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 10 đến 20 lần mỗi lượt tập. Mỗi ngày nên tập từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Xông hơi thu nhỏ vùng kín 

Xông hơi với lá trầu không là một mẹo dân gian giúp vùng âm đạo se khít, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm căng thẳng sau khi sinh. Phương pháp này được thực hiện như sau: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín với nước ấm.
  • Đun sôi lá trầu không với nước, sau đó cho ít muối vào và khuấy đều, rồi tắt bếp. 
  • Sử dụng hơi nước nóng để xông hơi vùng kín. Lưu ý, đợi nước nguội khoảng 5 – 10 phút rồi mới xông để tránh bỏng rát vùng kín và thời gian xông không quá 15 phút.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy, phương pháp xông hơi thu nhỏ vùng kín có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng nấm men. Vậy nên, các chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

4. Dùng gel/thuốc giúp thu nhỏ âm đạo 

Hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc bôi dạng gel hoặc thuốc viên uống được giới thiệu là mang đến công dụng se khít và thu nhỏ âm đạo. Tuy nhiên, mẹo tân trang âm đạo này khá mới và cần được nghiên cứu thêm để chứng minh hiệu quả. Do đó, nếu muốn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để “tránh tiền mất tật mang” nhé! 

5. Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo 

“Cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao? Cân nhắc về việc phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo. Đây là giải pháp can thiệp ngoại khoa để khôi phục lại hình dáng và chức năng của âm đạo như trước khi mang thai và sinh nở. Biện pháp này mang đến nhiều lợi ích như: 

  • Giúp “đường hầm và cô bé” trở nên se khít và thon gọn hơn
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
  • Lấy lại sự tự tin cho các chị em sau khi sinh và tăng sự gắn kết giữa hai vợ chồng khi yêu. 

Khi lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín để tạo hình thu nhỏ âm đạo, các chuyên gia sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ, nhằm loại bỏ các mô da thừa không cần thiết và khôi phục lại kích thước âm đạo như ban đầu. 

Lưu ý, các việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện tiểu phẫu và chăm sóc sau khi phẫu thuật đều phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nhằm hạn chế tối đa những biến chứng đáng tiếc như rối loạn chức năng bộ phận sinh dục, nhiễm trùng hậu phẫu, sẹo âm đạo… 

Âm đạo giãn rộng sau sinh: Khi nào cần đi khám? 

cô bé'' bị rộng sau sinh phải làm sao

Sau sinh, hãy đến thăm khám ngay khi xuất hiện một số dấu hiệu sau: 

  • Đau âm đạo khi quan hệ tình dục trở lại
  • Đi tiểu không tự chủ
  • Không thể giữ tampon trong âm đạo sau khi được phép sử dụng lại
  • Tình trạng đau âm đạo kéo dài hơn 2 – 3 tuần sau sinh và không có dấu hiệu cải thiện
  • Cảm thấy đau ở âm đạo hoặc trực tràng, khi đứng hay ngồi thẳng trong thời gian dài
  • Xuất hiện một khối phồng nhô ra từ âm đạo. 

Nhìn chung, việc lo lắng về những tác động của sinh nở đối với cơ thể, bao gồm cả những lo lắng về âm đạo sau khi sinh là điều hoàn toàn bình thường. Do đó, hy vọng những chia sẻ của Hello Bacsi về vấn đề “cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, chọn được biện pháp hỗ trợ phục hồi phù hợp hơn khi gặp phải tình huống này. 

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Will My Vagina Be Like After Birth? https://www.babycenter.com/baby/postpartum-health/will-my-vagina-stay-stretched-out-after-delivery_1156123 Ngày truy cập 17/02/2024  

7 Totally Normal Ways Your Vagina Can Change After Birth https://kinfertility.com.au/blog/vagina-after-birth  Ngày truy cập 17/02/2024  

Vaginal Laxity And Childbirth: Is A “Loose Vagina” Common? Treatable? https://torontophysiotherapy.ca/vaginal-laxity-and-childbirth-is-a-loose-vagina-common/ Ngày truy cập 17/02/2024  

Safety, Efficiency, and Outcomes of Perineoplasty: Treatment of the Sensation of a Wide Vagina https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27610368/ Ngày truy cập 17/02/2024  

How can I bathe and keep myself clean postpartum? https://www.unitypoint.org/news-and-articles/postpartum-vaginal-care-hygiene-tips-for-after-giving-birth Ngày truy cập 17/02/2024  

What Is Vaginal Steaming and Is It Safe? https://health.clevelandclinic.org/vaginal-steaming Ngày truy cập 17/02/2024  

Phiên bản hiện tại

21/02/2024

Tác giả: Nhi Bui

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Review 5 loại kem làm hồng vùng kín nhiều chị em tin dùng

5 cách chăm sóc vùng kín sau sinh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 21/02/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo