backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

5 cách chăm sóc vùng kín sau sinh

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    5 cách chăm sóc vùng kín sau sinh

    Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà còn cả sau sinh, đặc biệt là âm đạo. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc âm đạo, quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chăm sóc âm đạo một cách khoa học sau khi sinh con.

    1. Giảm đau cho âm đạo

    Sau khi sinh, bạn có thể cảm thấy đau nhức do rách âm đạo. Âm đạo rách càng nhiều thì thời gian hồi phục sẽ càng dài. Để làm giảm đi cảm giác khó chịu này, bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau để cải thiện sức khỏe của mình:

  • Sử dụng nước ấm chứa trong bình nước có vòi xịt để rửa sau khi đi vệ sinh;
  • Sau khi đại tiện, dùng một miếng giấy thấm hay khăn sạch lau trực tiếp vào vết thương của bạn;
  • Sử dụng một tấm lót mềm hay gối vòng để ngồi nếu như bạn thấy không thoải mái;
  • Giảm đau bằng cách chườm đá giữa âm đạo và trực tràng;
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe.
  • Bên cạnh đó, bạn hãy luôn chú ý đến vết thương của mình và liên lạc với bác sĩ ngay lập tức khi bạn thấy có bất kì tình trạng khác thường nào ví dụ như nóng hơn, đau và căng hay có mủ.

    2. Kiểm tra dịch âm đạo sau sinh

    Sản dịch có thể xuất hiện sau khi sinh. Trong vài ngày đầu, bạn có thể thấy có dịch có màu đỏ tươi và đặc của máu. Đây là triệu chứng bình thường sau khi sinh và sẽ giảm dần sau vài tuần. Từ màu đỏ tươi sản dịch sẽ chuyển sang màu đỏ nâu và giảm dần về số lượng. Nhìn chung, sau 7 đến 14 ngày, bạn có thể có sản dịch đặc hơn, lượng giảm dần và màu chuyển sang vàng hoặc trắng kèm với mùi khó chịu. Khi đó bạn nên sử dụng băng vệ sinh. Bạn nhớ nên thay băng nhiều lần một ngày khi băng đầy dịch. Nếu không muốn dùng băng vệ sinh, có thể dùng tampon đặt vào âm đạo. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với tampon vì trong một số trường hợp nó có thể gây nguy hiểm nếu bạn không biết cách sử dụng đúng và hiệu quả. Bạn cũng cần lời khuyên từ bác sĩ khi thấy bất kì dấu hiệu bao gồm chảy máu âm đạo nhiều, sốt cao hay dịch có mùi hôi.

    3. Đặt túi chườm lạnh lên vết rách

    Nếu âm đạo bạn bị sưng, túi chườm đá sẽ giúp bạn làm giảm tình trạng này. Bạn có thể dùng túi chườm đá thông thường hoặc mua túi chườm sạch ở hiệu thuốc. Ngoài ra, bạn cần chú ý bao bọc túi chườm bằng một lớp vải sạch để giúp da bạn không bị tổn thương. Bạn có thể mặc túi đá này bên trong quần lót không quá 20 phút 1 lần để có kết quả tốt nhất.

    4. Đầu tư vào dầu bôi trơn để chăm sóc vùng kín sau sinh

    Bạn không cần phải băn khoăn hay lo lắng khi quan hệ tình dục sau sinh. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng trong thời gian này âm đạo của bạn dễ bị tổn thương hơn trước. Sau khi sinh và khi cho con bú, bạn có thể gặp đau đớn khi quan hệ vì nồng độ estrogen thấp gây khô âm đạo. Vì vậy, bạn nên cân nhắc dùng dầu bôi trơn nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ tình dục.

    5. Giữ âm đạo sạch sẽ và khô ráo

    Để giữ cho âm đạo sạch sẽ và khô ráo, bạn nên sử dụng bình xịt hay bồn tắm ngồi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng có thể dùng nước ấm trong bình để rửa. Bạn có thể làm sạch da ở những vùng kín trong vài phút với nước ấm khi ngồi trong bồn tắm. Đây là cách hiệu quả để chăm sóc âm đạo.

    Tóm lại, việc hiểu và biết cách chăm sóc âm đạo là vô cùng quan trọng vì điều đó có thể giúp bạn tránh những tổn thương và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trong trường hợp tình trạng của âm đạo trở nên tồi tệ và vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

    Bạn có thể quan tâm đến:

    Bạn đã biết vệ sinh vùng kín đúng cách

    Điểm mặt 5 vấn đề thường gặp nhất ở vùng kín

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo