backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 17/08/2020

    Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?

    Hiện nay trên thế giới, hằng năm, có 18 triệu trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do mẹ bầu thiếu hụt iốt, tức là không bổ sung iốt hay bổ sung không đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Đây là một con số đáng báo động. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung iốt đầy đủ trong quá trình mang thai nhé. 

    Iốt là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Nội tiết tố này đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển ổn định, giúp các hoạt động của não, xương, cơ, tim, miễn dịch và chuyển hóa của cả mẹ lẫn con diễn ra bình thường. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ chia sẻ lý do vì sao mẹ bầu nên bổ sung iốt trong thai kỳ, liều lượng thích hợp và nguy cơ nếu thiếu iốt.

    Bổ sung it khi mang thai

    Một số lý do giải thích cho việc mẹ bầu cần hấp thụ đủ it là:

    • Iốt cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt có thể làm giảm khả năng hoạt động ở những bộ phận này
    • It giúp điều hòa sự trao đổi chất của bé yêu
    • Cơ thể bạn sản xuất thêm khoảng 50% hormone tuyến giáp để giúp thai nhi phát triển tuyến giáp bình thường và khỏe mạnh. Nếu không, tình trạng thiếu hụt có thể dẫn đến hiện tượng bướu cổ của người mẹ và thai nhi (tuyến giáp mở rộng bất thường) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
    • Ngoài ra, nếu thai nhi có tuyến giáp kém phát triển có thể gây ra hiện tượng chỉ số IQ thấp cũng như gặp vấn đề về phát triển hoặc khuyết tật học tập
    • Bổ sung iốt không đủ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh
    • Mức độ iốt cực kỳ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé, ví dụ như đần độn
    • Theo một nghiên cứu, không đủ lượng iốt cần thiết trong thai kỳ có liên quan với tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em. ADHD được liên kết với các tình trạng rối loạn hành vi, rối loạn thách thức chống đối, lo lắng, trầm cảm, rối loạn phổ tự kỷ…

    Dù bổ sung iốt là điều cần thiết nhưng bạn phải biết được mình nên nạp vào bao nhiêu, không được nhiều hay ít hơn lượng quy định được khuyến nghị.

    Bổ sung it như thế nào mới hợp lý?

    Bổ sung iot

    Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mức bổ sung iốt hàng ngày được đề xuất cho phụ nữ mang thai là 220mcg. Nếu không hấp thụ đủ lượng iốt cần thiết mỗi ngày, bạn có thể bù đắp lại bằng cách ăn những thực phẩm giàu iốt hoặc những loại thuốc bổ sung dưới sự chỉ định của bác sĩ.

    Tác hại khi mẹ bầu bổ sung it quá nhiều

    Một nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu hấp thụ iốt quá giới hạn, em bé chào đời sẽ mắc chứng suy giáp bẩm sinh. Khi không được điều trị, suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu thần kinh nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, quá nhiều iốt cũng gây nên các tác động xấu như:

    • Bướu cổ do tuyến giáp mở rộng bất thường
    • Viêm tuyến giáp và ung thư tuyến giáp
    • Cảm giác nóng rát ở cổ họng, miệng và dạ dày
    • Sốt, tiêu chảy và đau dạ dày
    • Buồn nôn và ói mửa
    • Mạch yếu và hôn mê (trường hợp hiếm gặp)

    Để giữ an toàn, hãy hạn chế lượng iốt bằng cách dựa vào các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tự nhiên.

    Nguồn cung cấp it tốt nhất

    Iốt có mặt ở các loại thực phẩm như sữa, rau, hải sản và trứng. Lượng iốt trong những món ăn này có thể phụ thuộc vào lượng iốt trong đất hoặc nước của vùng thu hoạch sản phẩm.

    Sau đây là danh sách các loại thực phẩm giàu iốt mà bạn có thể thêm vào trong chế độ ăn uống:

    Các loại thực phẩm giàu iốt

    Hãy thận trọng về sự hiện diện của nitrat trong các loại thực phẩm nhất định, vì chúng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu iốt của bạn. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và thịt nguội, xúc xích bởi chúng chứa khá nhiều nitrat.

    Trong một số trường hợp, khi chế độ ăn uống của bạn không giàu iốt, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng những loại thuốc tổng hợp giúp bổ sung iốt.

    Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung it có an toàn không?

    Hầu hết các bác sĩ nhận định dùng bổ sung iốt bằng thực phẩm chức năng trong khi mang thai là an toàn. Thêm vào đó, không dễ hấp thụ được lượng iốt cần thiết chỉ bằng chế độ ăn uống nên có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.

    • Những phụ nữ đang cố gắng thụ thai, mang thai hoặc cho con bú có thể uống khoảng 150mcg thực phẩm chức năng để bổ sung iốt mỗi ngày, đặc biệt là nếu họ không thể nhận lượng khoáng chất cần thiết.
    • Nếu bạn đã được bổ sung iốt do có vấn đề ở tuyến giáp từ trước, hãy thông báo với bác sĩ.
    • Hầu hết vitamin prenatal đều chứa iốt. Nếu không, bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung chứa kết hợp iốt và folate.
    • Không nên ăn rong biển hoặc thực phẩm bổ sung iốt có nguồn gốc rong biển vì chúng có chứa một lượng iốt khác nhau và có thể chứa thủy ngân, gây nguy hiểm cho bé.

    Các câu hỏi thường gặp của mẹ bầu về bổ sung iốt

    Nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung iốt trong bao lâu?

    Bạn có thể uống một viên thực phẩm chức năng 150mcg mỗi ngày, từ thời điểm thụ thai đến khi ngừng cho con bú. Những viên thuốc này chỉ nên bổ sung phụ thêm những thực phẩm giàu iốt như trứng, cá, rau… 

    Uống kali iốt trong khi mang thai có an toàn không?

    Câu trả lời là có, bạn có thể dùng kali iốt (KI), một chất bổ sung iốt vô cơ được sử dụng để quản lý tình trạng thiếu iốt và rối loạn tuyến giáp. Các bác sĩ đã đưa ra ý kiến rằng trẻ sinh ra từ những mẹ bầu bổ sung kali iốt trong ba tháng đầu tiên đạt điểm đánh giá tâm thần kinh cao hơn so với trẻ sinh ra từ mẹ bầu không được bổ sung iốt.

    Có thể sử dụng cồn iốt trong khi mang thai không?

    Cồn iốt là một chất khử trùng được sử dụng để điều trị vết thương nhỏ. Sản phẩm là sự kết hợp của 2% iốt và 2% natri iodua trong 50% cồn. Không nên sử dụng cồn iốt khi mang thai. Nuốt nhầm hợp chất này có thể dẫn đến tử vong.

    Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai nhưng lo lắng về mức độ iốt, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nồng độ iốt trong cơ thể, sau đó đưa ra các cách cải thiện tình trạng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 17/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo