backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn thịt vịt có được không? Thịt vịt có tốt cho thai kỳ?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 18/11/2022

    Bà bầu ăn thịt vịt có được không? Thịt vịt có tốt cho thai kỳ?

    Có người tin rằng trong thai kỳ nếu mẹ ăn thịt vịt, chân con có màng như chân vịt. Thật ra, bà bầu ăn thịt vịt rất tốt bởi nó mang lại 5 lợi ích tuyệt vời cho mẹ. 

    Mang thai là một giai đoạn mà bạn cần phải cẩn thận về mọi thứ. Bạn cũng sẽ nhận được lời khuyên từ rất nhiều người về việc nên ăn gì và không nên ăn gì. Những ý kiến này có thể mâu thuẫn với nhau và khiến bạn cảm thấy bối rối. Trong số những ý kiến mâu thuẫn này thì có một vấn đề khá nổi bật là bà bầu có nên ăn thịt vịt không?

    Rất nhiều nơi trên thế giới cho rằng thịt vịt là món ăn quý giá và ngon nhất. Con người đã ăn thịt vịt trong hơn 4.000 năm và mỗi vùng có một cách nấu thịt vịt khác nhau. Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu.

    Bà bầu có ăn thịt vịt được không?

    bà bầu ăn thịt vịt

    Đối với vấn đề mẹ bầu ăn vịt được không? hoặc mẹ bầu ăn vịt quay được không? Câu trả lời dành cho bạn là có. Bà bầu hoàn toàn có thể thưởng thức thịt vịt này miễn là bạn chế biến cẩn thận. Bạn nên nấu thịt vịt ít nhất là 80°C trước khi ăn trong thời gian mang thai. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn thịt vịt khi chưa được nấu chín vì điều này có thể khiến bạn bị nhiễm một số vi khuẩn có hại dẫn đến những biến chứng khi mang thai hết sức nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt vịt nếu bạn dễ bị dị ứng.

    Một số lợi ích khi bà bầu ăn thịt vịt

    Các lợi ích tích cực của thịt vịt đối với bà bầu gồm:

    1. Cung cấp những protein cần thiết

    Thịt vịt cung cấp nhiều protein có ích cho quá trình mang thai, bao gồm tất cả các loại axit amin cần thiết mà cơ thể cần. Mỗi 70 g thịt vịt chứa khoảng 18 g protein. Lượng protein này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, bà bầu ăn thịt vịt còn giúp duy trì một làn da khỏe mạnh và rất tốt cho sức khỏe của thai nhi.

    2. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

    Thịt vịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. 100 g thịt vịt chứa khoảng 1,9 mg kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của các enzyme. Điều này rất cần thiết để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian mang thai.

    3. Bà bầu ăn thịt vịt để hỗ trợ chức năng tuyến giáp

    lợi ích của thịt vịt

    Bà bầu có ăn thịt vịt được không? Đơn giản là có thể bởi loại thịt này còn giúp bổ sung hàm lượng selen mà cơ thể cần. 100 g thịt vịt chứa khoảng 14 mg selen. Selen đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh một số chức năng của các enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất này cũng giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp nên hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ.

    4. Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh

    Thịt vịt rất giàu vitamin B5 và B12. 100 g thịt vịt chứa khoảng 1,6 mg vitamin B5 và 0,4 mg vitamin B12. Cả hai loại vitamin này đều giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh trong thai kỳ. Vitamin B5 giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, trong khi vitamin B12 lại cung cấp cho bạn sự bảo vệ tốt nhất để tránh tình trạng tổn thương dây thần kinh khi mang thai cũng như ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do vậy, bà bầu ăn thịt vit sẽ giúp bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh của bạn trong thai kỳ.

    5. Tăng tế bào hồng cầu

    Cơ thể bạn cần rất nhiều tế bào hồng cầu trong thời gian mang thai để đảm bảo bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thịt vịt rất giàu chất sắt, điều này giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu. Vì vậy, ăn nhiều thịt vịt trong thời gian mang thai giúp tăng tế bào hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu khi mang thai.

    Nhìn chung, bạn không cần quá băn khoăn về vấn đề bà bầu ăn thịt vịt được không? Bởi vì thịt vịt là món ăn giàu dinh dưỡng và chỉ cần nấu chín thì sẽ không gây hại cho mẹ và bé. Trong một số trường hợp, nếu có khả năng dị ứng hoặc có thắc mắc thêm về việc ăn thịt vịt trong thai kỳ thì mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 18/11/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo