Khi nào bạn cần thực hiện nâng chân mày?
Bạn có thể chọn nâng chân mày nếu có những nếp hằn sâu trên trán, giữa hai mắt hoặc chân mày chảy xệ. Nâng chân mày cũng có thể làm tăng sự tự tin của bạn.
Cẩn trọng khi phẫu thuật nâng chân mày
Những điều bạn nên biết trước khi thực hiện phẫu thuật nâng chân mày
Không phải ai cũng có thể thực hiện nâng chân mày. Các tiêu chuẩn để xác định bạn có thể thực hiện nâng chân mày gồm:
- Có sức khỏe tốt
- Không hút thuốc
- Có cái nhìn tích cực và mục tiêu thực tế
Các biến chứng và tác dụng phụ
Bạn thường đau rất ít sau khi nâng chân mày, nhưng sẽ cảm thấy hơi khó chịu cũng như cảm giác thắt chặt vùng trán. Sưng và bầm tím là những tác dụng phụ phổ biến trong 10 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Hầu như các tác dụng này sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần.
Nâng chân mày gây ra nhiều biến chứng khác, bao gồm:
- Sẹo.
- Thay đổi cảm giác của da.
- Vị trí lông mày bất đối xứng. Nâng chân mày có thể dẫn đến bất đối xứng, một hoặc cả hai lông mày bị nâng lên quá cao. Tuy nhiên, sự bất đối xứng thường xuất hiện trong quá trình lành vết thương. Hình thái chân mày hoặc các vấn đề về vị trí có thể được điều trị thông qua phẫu thuật bổ sung.
- Vấn đề về tóc. Nâng chân mày có thể làm đường chân tóc cao lên hoặc rụng tóc tại chỗ bị rạch. Nếu tình trạng rụng tóc không tự hết, bác sĩ có thể cách cắt bỏ vết sẹo hoặc ghép tóc.
Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, nâng chân mày cũng có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và phản ứng bất lợi khi gây mê. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
Quy trình nâng chân mày
Chuẩn bị cho nâng chân mày
Ban đầu, bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về nâng chân mày. Trong lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật có khả năng: