Sự thiếu hụt AAT chưa chắc sẽ dẫn đến các bệnh về phổi nhưng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh COPD.
Nếu bạn được chẩn đoán COPD nhưng chưa từng hút thuốc, không làm việc với hóa chất hay chất ô nhiễm độc hại và bạn dưới 50 tuổi, rất có thể bạn đang bị thiếu hụt AAT.
Chụp X-quang lồng ngực hoặc CT

Chụp CT là một kỹ thuật sử dụng tia X để tạo hình ảnh chi tiết hơn so với việc chụp X-quang cổ điển. Bất kỳ phương pháp dùng tia X nào mà bác sĩ lựa chọn đều giúp đưa ra hình ảnh về các cấu trúc bên trong lồng ngực bao gồm tim, phổi và mạch máu.
Bác sĩ dựa vào kết quả hình ảnh để có thể chẩn đoán COPD hoặc xác định các tình trạng bệnh khác, như suy tim, cũng gây ra các triệu chứng tương tự.
Thực hiện chụp X-quang cổ điển hay chụp CT đều không gây đau nhưng bạn sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ tia phóng xạ.
Bức xạ được sử dụng để chụp CT lớn hơn mức cần thiết khi chụp X-quang cổ điển. Mặc dù liều phóng xạ cho mỗi lần xét nghiệm tương đối thấp nhưng cũng góp phần vào lượng phơi nhiễm phóng xạ bạn nhận được trong suốt đời. Điều này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, các thiết bị CT mới đã cải tiến với mức bức xạ ít hơn mà vẫn tạo ra hình ảnh chi tiết.
Kiểm tra đờm, chất nhầy
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm đờm nếu bạn ho quá nhiều.
Phân tích đờm có khả năng xác định được nguyên nhân gây khó thở và giúp phát hiện bệnh ung thư phổi. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, kết quả giúp xác định được vi khuẩn gây bệnh và điều trị dễ dàng hơn.
Bạn có thể gặp chút khó khăn khi phải cố gắng ho ra đủ đờm để thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này không có rủi ro nguy hiểm nào mà còn rất hữu ích trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh.
Điện tâm đồ (ECG)
Đôi khi, bác sĩ sẽ muốn bạn thực hiện đo điện tâm đồ để xác định xem tình trạng khó thở có phải do bệnh tim không.
Thế nhưng, theo thời gian, tính trạng khó thở có thể dẫn đến các biến chứng COPD liên quan đến tim bao gồm nhịp tim bất thường, suy tim và đau tim.
Điện tâm đồ giúp đo hoạt động điện trong tim và có thể giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim.
Nói chung, đo điện tâm đồ là một phương pháp khá an toàn, ít rủi ro. Đôi khi, bạn có thể bị kích ứng da tại khu vực dán điện cực. Một vài trường hợp, ECG bao gồm một bài kiểm tra tập thể dục, kết quả sau khi sàng lọc sẽ phát hiện ra bất kỳ nhịp tim bất thường.
Chuẩn bị cho xét nghiệm chẩn đoán COPD
Bạn không cần chuẩn bị nhiều trước khi tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán COPD. Bạn chỉ cần mặc quần áo thoải mái và hạn chế ăn no trước đó.
Trước khi thực hiện các phép đo chức năng hô hấp hay điện tâm đồ, bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có chứa chất gây nghiện, caffeine hay các hoạt động tập thể dục, hút thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Trường hợp cần làm thử nghiệm phục hồi phế quản, bạn sẽ ngưng sử dụng thuốc giãn phế quản cho đến khi thực hiện thử nghiệm.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như nhân viên y tế về các vấn đề cần chú ý trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào. Sau đó, bạn cần đảm bảo thực hiện theo tất cả các hướng dẫn để kết quả kiểm tra chính xác nhất có thể.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!