Khí phế thũng là một loại bệnh phổi gây khó thở ngày càng tăng nặng và làm gia tăng nguy cơ tử vong sớm ở bệnh nhân. Vì vậy, khí phế thũng sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh
Khí phế thũng là một loại bệnh phổi gây khó thở ngày càng tăng nặng và làm gia tăng nguy cơ tử vong sớm ở bệnh nhân. Vì vậy, khí phế thũng sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Khí phế thũng không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng việc thay đổi lối sống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Khí phế thũng là một bệnh thuộc nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây tắc nghẽn luồng không khí trong phổi và các vấn đề về hô hấp.
Khí phế thũng là một bệnh phổi làm tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục các túi khí (phế nang) trong phổi, khiến chúng bị suy yếu và vỡ ra. Phổi có ít túi khí hơn, diện tích trao đổi khí cũng giảm đi, dẫn đến khó thở và giảm lượng oxy được đưa vào máu. Điều này dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể. Một người bị khí phế thũng nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho lâu ngày, thở khò khè, mệt mỏi, đau ngực, da tím tái,… nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tử vong.
Không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề khí phế thũng sống được bao lâu, bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:
Khí phế thũng sống được bao lâu phụ thuộc vào việc bệnh được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn nào. Kiểm soát từ càng sớm, tuổi thọ và tỷ lệ gặp biến chứng như tràn khí màng phổi, viêm phổi, suy tim sẽ càng thấp.
Ở giai đoạn 1, khí phế thũng hầu như không gây ra triệu chứng và chức năng phổi có thể duy trì trên 80%. Giai đoạn 2, bệnh nhân có thể bắt đầu bị ho và chức năng phổi chỉ còn từ 50 – 80%. Lúc này, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh nhân vẫn còn cơ hội sống khỏe mạnh, dài lâu.
Tuy nhiên, khi bệnh khí phế thũng đến giai đoạn 3 (chỉ còn dưới 50% chức năng phổi) và giai đoạn 4 (giai đoạn cuối, còn dưới 30% chức năng phổi), nguy cơ tử vong sớm sẽ cao hơn nhiều. Cùng với đó, các triệu chứng như khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân hầu như phải thở oxy liên tục và không thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày (tắm rửa, thay quần áo,…).
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra khí phế thũng. Hút thuốc lá trực tiếp, hít khói thuốc hay thường xuyên ở trong môi trường có người hút thuốc (kể cả không tiếp xúc với khói thuốc) khiến bạn tiếp xúc với hàng ngàn chất gây hại cho phổi. Đó là chưa kể thuốc lá còn tổn thương mạch máu, thần kinh và các tế bào trong cơ thể.
Khí phế thũng sống được bao lâu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh nhân có hút thuốc lá hay không. Người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì COPD nói chung hay khí phế thũng nói riêng cao gấp nhiều lần so với người không hút thuốc.
Ngừng hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh khí phế thũng và các tình trạng phổi khác, đồng thời có thể giúp ngăn chặn phổi bị tổn thương nhiều hơn, kéo dài tuổi thọ đáng kể cho bệnh nhân.
Khí phế thũng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào môi trường sống và làm việc của bệnh nhân. Một người tiếp xúc lâu ngày với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn, chất hóa học hoặc bụi công nghiệp sẽ khiến bệnh nhanh chóng trở nặng.
Bởi sau nhiều lần tiếp xúc với các chất kích thích và môi trường độc hại, các đường dẫn khí và túi khí trong phổi sẽ bị viêm và tổn thương nặng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ tử vong và tuổi thọ cũng giảm đi.
Không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh khí phế thũng. Vì vậy, sau khi hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề khí phế thũng sống được bao lâu, việc người bệnh cần làm là thực hiện những biện pháp để có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh, kiểm soát triệu chứng và sống khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân nên:
Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc khí phế thũng sống được bao lâu và các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân. Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe lá phổi của bản thân ngay từ hôm nay bạn nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!