Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một loại protein có trong vảy da chết, lông và nước tiểu của thú cưng có thể gây ra tình trạng dị ứng ở các bệnh nhân hen suyễn, khiến họ bộc phát các cơn hen cấp tính. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này nếu trong nhà bạn có nuôi thú cưng?
Bị hen suyễn có nuôi chó mèo được không? Có nhiều tác nhân khác nhau gây kích hoạt các cơn hen suyễn ngay chính trong nhà mà bạn ít khi ngờ đến. Trong đó, các loại vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó mèo, có thể là nguyên nhân khiến bạn bộc phát các cơn hen một cách đột ngột. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được nuôi thú cưng trong nhà nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh hen suyễn, bởi vì bạn vẫn có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của việc nuôi thú cưng đến hen suyễn.
Tại sao thú cưng là một tác nhân gây hen suyễn?
Nhiều người cho rằng lông thú cưng chính là thủ phạm gây dị ứng ở bệnh nhân hen suyễn. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự ở đây chính là một loại protein có trong nước bọt, nước tiểu và vảy da chết ở động vật.
Do đó, bản thân lông thú cưng không phải là nguyên nhân gây hen suyễn, nhưng khi thú cưng tự liếm mình thì loại protein gây dị ứng có thể bám vào lông chúng và trở thành tác nhân khiến các cơn hen bộc phát.
Làm sao để đối phó với bệnh hen suyễn khi có vật nuôi trong nhà?
Nếu nghi ngờ thú cưng chính là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm xác định xem liệu lông thú cưng có phải là tác nhân khiến bạn dị ứng hay không.
Bị hen suyễn có nuôi chó mèo được không? Nếu thực sự bị dị ứng với lông thú cưng nhưng vẫn muốn giữ chúng trong nhà thì bạn hãy áp dụng phương pháp miễn dịch (tiêm kháng nguyên dị ứng).
Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý những điều sau để tránh lên cơn hen khi chó mèo trong nhà:
- Không để cho thú cưng ra vào phòng ngủ của bạn
- Không ôm hoặc hôn thú cưng
- Hút bụi thường xuyên để làm sạch các vảy da chết và lông thú cưng trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ của con bạn
- Nhờ những người thân trong gia đình không mắc bệnh hen suyễn tắm cho thú cưng mỗi tuần 1 lần
- Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình rửa tay sau khi vui đùa với thú cưng
- Giữ vệ sinh nơi ở của thú cưng bởi vì vảy thú cưng là thức ăn ưa thích của mạt bụi – một tác nhân khác khiến các triệu chứng của hen suyễn trầm trọng hơn.
Nếu những phương pháp trên vẫn không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên tìm một chủ mới cho thú cưng của mình. Điều này có thể là một quyết định khó khăn, đặc biệt đối với những người yêu chó mèo. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn.
Bạn nên lưu ý rằng dù không giữ thú cưng trong nhà nữa nhưng các tác nhân gây dị ứng vẫn còn tồn tại khoảng vài tháng sau đó. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc thường xuyên để phòng ngừa các cơn hen bộc phát một cách tốt nhất. Đòng thời bạn cũng nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân này
[embed-health-tool-bmi]