backup og meta

Bệnh hen suyễn có lây không? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Bệnh hen suyễn có lây không? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Bệnh hen suyễn là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Liệu bệnh hen suyễn có lây không? Một số người mắc bệnh hen suyễn thường lo lắng rằng họ có thể lây bệnh sang những người thân trong gia đình. Vậy thật ra, bệnh hen phế quản có lây không?

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Hen suyễn là gì?

Muốn biết bệnh hen suyễn có lây không thì đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu hen suyễn là gì? Hen suyễn (hay hen phế quản) là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Hen suyễn gây ra tình trạng viêm và thu hẹp các ống phế quản, dẫn đến hạn chế luồng khí và khó thở. Phế quản của những người mắc bệnh thường rất nhạy cảm và sẽ phản ứng kịch liệt đối với các yếu tố kích thích, chẳng hạn như các chất gây dị ứng trong môi trường xung quanh.

Khi các cơn hen suyễn xuất hiện, người bệnh thường sẽ xuất hiện những triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh hen suyễn. Do đó, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời và phải thường xuyên sử dụng thuốc để kiểm soát và hạn chế nguy cơ bộc phát các cơn hen cấp tính.

bệnh hen suyễn có lây không

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hen suyễn để biết bệnh hen suyễn có lây không

Trước khi tìm hiểu bệnh hen suyễn có lây không thì chúng ta cần biết được nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định rằng bệnh hen suyễn có thể được gây ra bởi cả yếu tố di truyền và môi trường.

Di truyền

Con của những bà mẹ mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 3 lần, và gấp 2,5 lần nếu người bố bị hen suyễn. Hơn 30 gen di truyền có liên quan đến căn bệnh này. Hen suyễn là căn bệnh có tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu bạn có cha mẹ mắc bệnh hen suyễn thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Dị ứng

Mọi người có nhiều khả năng bị hen suyễn nếu họ mắc phải một số loại dị ứng, những loại dị ứng này có thể ảnh hưởng đến mắt và mũi. Tuy nhiên, không phải ai bị dị ứng cũng bị hen và không phải ai bị hen cũng bị dị ứng. Dị ứng đường hô hấp và một số loại hen suyễn có liên quan đến một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE), mà hệ thống miễn dịch tạo ra để phản ứng với các chất gây dị ứng. Để bảo vệ cơ thể, IgE gây ra các phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến mắt, mũi, họng, phổi và da.

Sinh non

Trẻ sinh trước 37 tuần có nhiều nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn.

Nhiễm trùng phổi

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn nếu chúng mắc một số bệnh nhiễm trùng phổi.

Tiếp xúc nghề nghiệp

Có hơn 200 chất bao gồm khí, phân tử bụi và khói và hơi hóa chất có thể gây ra bệnh hen suyễn tại nơi làm việc. Loại hen suyễn này được gọi là hen suyễn nghề nghiệp, và là nguyên nhân phổ biến của bệnh hen suyễn khởi phát ở người lớn.

Nội tiết tố

Phụ nữ có thể phát triển bệnh hen suyễn ở tuổi trưởng thành trong hoặc sau khi mãn kinh.

Môi trường Chất lượng không khí

Hút thuốc, khói thải và các chất dạng hạt trong không khí có thể liên quan đến việc gây ra bệnh hen suyễn.

Béo phì

Trọng lượng thêm xung quanh ngực có thể chèn ép phổi và khiến bạn khó hít vào hơn. Mô mỡ tạo ra các chất gây viêm có thể ảnh hưởng đến phổi và ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn.

bệnh hen suyễn có lây không

Các yếu tố nguy cơ làm bộc phát cơn hen suyễn

Vậy, bệnh hen suyễn có lây không và các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì? Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau gây bộc phát các cơn hen suyễn như:

  • Các chất gây dị ứng: Những chất này có thể từ trong không khí (mạt bụi, khói thuốc lá, phấn hoa và lông động vật) hoặc từ các loại thực phẩm (sữa, thịt gà, đậu phộng và một số loại hải sản). Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây dị ứng.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn đường mũi – họng: Chẳng hạn như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi.
  • Các yếu tố tâm lý: Chẳng hạn như căng thẳng quá mức, rối loạn tình dục, chấn thương tâm lý.
  • Các yếu tố hóa học – vật lý: Chẳng hạn như bụi kim loại, khói xăng dầu, mùi nước sơn.

Bệnh hen suyễn có lây không?

Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy, nhiều bệnh nhân hen suyễn thường thắc mắc rằng bệnh hen suyễn có bị lây không và lo lắng khoi họ có thể lây bệnh sang những người khác trong gia đình thông qua các hoạt động hằng ngày hay không?

Bệnh hen suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn không lây. Trên thực tế, hen suyễn không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, không do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Vì vậy, bạn đừng e ngại khi dùng chung đồ dùng sinh hoạt hay ăn uống chung với người mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, những bệnh nhân hen suyễn cũng đừng đắn đo hôn những người thân yêu của mình nhé.

hỏi bác sĩ bệnh hen suyễn có lây không

Muốn phòng ngừa bệnh hen suyễn, bạn hãy cố gắng có một lối sống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm giúp kiểm soát bệnh của mình tốt hơn. Để chủ động hơn trong việc điều trị và ngăn ngừa các cơn hen một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc hoặc thiết bị hỗ trợ điều trị hen suyễn ngay tại nhà.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc bệnh hen suyễn có lây không và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho mình rồi nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Types of Asthma. https://acaai.org/asthma/types-asthma. Ngày truy cập: 24/07/2020

Asthma. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/symptoms-causes/syc-20369653. Ngày truy cập: 24/07/2020

Asthma. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/asthma. Ngày truy cập: 24/07/2020

UNDERSTANDING ASTHMA. https://asthma.ca/get-help/understanding-asthma/. Ngày truy cập: 20/07/2021

Asthma. https://www.cdc.gov/asthma/default.htm. Ngày truy cập: 20/07/2021

Phiên bản hiện tại

20/07/2021

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Sống Khỏe | Trị nghẹt mũi tại nhà với những cách đơn giản

Ô nhiễm không khí: “Kẻ thù giấu mặt” của viêm mũi dị ứng • Hello Bacsi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 20/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo