Tổn thương đường thở dẫn đến bệnh giãn phế quản là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng giãn phế quản có thể không xuất hiện cho đến vài tháng hoặc thậm chí là vài năm sau khi hệ hô hấp của bạn bắt đầu có vấn đề.
Tổn thương đường thở dẫn đến bệnh giãn phế quản là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng giãn phế quản có thể không xuất hiện cho đến vài tháng hoặc thậm chí là vài năm sau khi hệ hô hấp của bạn bắt đầu có vấn đề.
Triệu chứng và dấu hiệu giãn phế quản biểu hiện như thế nào và khi nào thì cần đến gặp bác sĩ? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây nhé!
Giãn phế quản là tình trạng đường thở bị giãn rộng bất thường trong thời gian dài, dẫn đến tích tụ chất nhầy quá mức khiến phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Căn bệnh này khá phổ biến ở những người từ 75 tuổi trở lên, nhưng triệu chứng giãn phế quản cũng có thể gặp phải ở cả trẻ em và người trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh giãn phế quản cao hơn:
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh giãn phế quản có thể rất khác nhau ở từng bệnh nhân. Một số người chỉ có một vài triệu chứng nhẹ và không xuất hiện thường xuyên, trong khi những người khác gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Phần Infographic dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 5 dấu hiệu giãn phế quản phổ biến nhất:
Bệnh giãn phế quản không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, phổi bị xẹp và suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến suy tim. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng giãn phế quản nghiêm trọng nào sau đây thì bạn hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ:
Bệnh giãn phế quản khi đã phát triển thành nhiễm trùng phổi nặng có thể cần phải điều trị tại bệnh viện. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh để làm giảm các triệu chứng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh giãn phế quản bẩm sinh xảy ra với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một vài phương pháp sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa những tổn thương ở phổi, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế các triệu chứng của bệnh giãn phế quản.
Bạn nên lưu ý một số điều như sau:
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh giãn phế quản để có cách nhận biết sớm, cũng như phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!