backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cây giao chữa viêm xoang, bạn đã thử?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 28/04/2021

    Cây giao chữa viêm xoang, bạn đã thử?

    Sử dụng cây giao chữa viêm xoang được cho là một cách điều trị có hiệu quả, với điều kiện là phải dùng loại thảo dược này một cách cẩn trọng, đúng liều lượng. Điều quan trọng nhất mà người dùng cần lưu tâm, đó là tác dụng điều trị viêm xoang của cây giao cho đến nay vẫn chưa được chứng minh khoa học, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian.

    Thông tin tổng quan về cây giao

    cây giao chữa viêm xoang 5

    Cây giao còn có tên gọi khác là cây xương cá, cây san hô xanh, cây nọc rắn, cây xương khô. Trong cây giao có chứa những chất bao gồm:

    • Isophorone trong nhựa tươi, euphoreon trong nhựa khô
    • Cycloeucalenol, taraxasteryl acetat, euphorginol ở vỏ thân cây
    • Ngoài ra, cây giao còn chứa diterpen este là dẫn chất của: phorbol, resiniferonol, triterpen cycloeuphordenol và alcol ingenol

    Cây giao có nhiều nhựa trắng. Chất nhựa của cây giao này tuy có độc tính nhưng cũng giúp chữa được viêm xoang và một số bệnh khác. Người xưa thường dùng cây giao để chữa cá đâm, rắn cắn, trật tay chân, thấp khớp. Tuy nhiên, những tác dụng của cây giao nêu trên vẫn chỉ là loạt kinh nghiệm được đúc kết, truyền miệng trong dân gian chứ chưa phải là thuốc đặc trị được khoa học chứng minh.

    Các tác dụng cụ thể của cây giao gồm:

    • Thúc đẩy tuyến sữa
    • Sát trùng
    • Khử phong
    • Tiêu viêm, giải độc
    • Trị viêm xoang
    • Điều trị mụn cóc
    • Điều trị ghẻ lở, hắc lào

    Hướng dẫn dùng cây giao chữa viêm xoang

    Để sử dụng cây giao trị viêm xoang, người ta thường dùng phương pháp xông.

    Nguyên liệu, dụng cụ

    • 15 – 20 đốt cây giao
    • Ấm đun nước nhỏ có vòi để nấu nước cây giao. Không dùng ấm nấu cây giao này để nấu nước uống vì có thể bị nhiễm độc dù có rửa ấm đi chăng nữa.
    • Giấy cỡ A4 dùng cuộn thành ống để hít khí xông. Nếu ống quá dài thì xông không đạt hiệu quả, còn ống quá ngắn sẽ dễ hít phải hơi nước nóng gây bỏng. Quấn ống thành một đầu to để chụp vào vòi ấm, một đầu nhỏ để điều hướng và điều lượng khí xông dễ dàng hơn. Dùng ống tre cũng được nhưng không nên dùng ống nhựa vì nhựa gặp nhiệt dễ chảy.

    Thực hiện

    Bạn đổ vào ấm một lượng nước sạch vừa đủ.

    Cắt các nhánh cây giao thành khúc nhỏ cỡ phân nửa lóng tay vào ấm để chiết được càng nhiều nhựa càng tốt, cẩn thận không để nhựa bắn vào mắt. Nếu cần, bạn hãy mang găng tay khi cắt các cành giao.

    cây giao chữa viêm xoang 7

    Đặt ấm lên bếp, vặn lửa lớn để nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy nước sôi, hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì vặn lửa xuống mức nhỏ nhất, chỉ đủ để duy trì hơi nước thoát ra vòi ấm.

    Chụp ống đã chuẩn bị sẵn lên vòi ấm, hít hơi nước ở đầu còn lại, xông từ 20-50 phút. Những ngày đầu chưa quen thì bạn có thể xông khoảng 20 phút, sau tăng dần thời lượng đến 30 phút là vừa vì xông lâu quá cũng không tốt. Đều đặn thực hiện sẽ thấy kết quả tốt.

    Lưu ý là hơi nước nóng sẽ gây bỏng nên người bệnh cần cẩn thận khi xông. Nếu thấy nóng quá thì nên quay mặt ra thở bên ngoài rồi quay trở lại xông tiếp.

    Lưu ý khi dùng cây giao chữa viêm xoang

    • Không dùng cây giao để trị viêm xoang cho phụ nữ đang mang thai.
    • Thời gian xông ở trẻ em phải ngắn hơn so với người lớn, và phụ huynh cần cẩn trọng theo sát kế bên.
    • Nhựa cây giao có độc nên không dùng để uống mà chỉ dùng ngoài da. Khi dùng ngoài da cũng không được bôi vào vết thương hở vì sẽ gây lở loét. Không để nhựa cây giao bắn vào mắt vì sẽ làm hư mắt. Nếu nhỡ nhựa cây giao dính vào vết thương hở hay niêm mạc, bạn cần nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.
    • Khi xông nên nghiêng mặt, tránh hướng mặt trực diện ngay nồi xông để đỡ nóng. Nên bắt đầu xông ngay khi hơi nước vừa bốc lên để tận dụng lúc chất nhựa trong cây còn mới sẽ đạt hiệu quả nhanh.
    • Xông trong khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần. Nếu bệnh nặng thì xông chừng 1 tuần. Nếu thấy không có hiệu quả, tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Vì cây giao có độc tính nên tốt hơn là không sử dụng dài ngày.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 28/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo