Các nhóm thuốc chống lao
Nỗi lo của người bệnh không chỉ dừng lại ở việc lao kháng thuốc có chữa được không, mà thời gian và chi phí điều trị cũng tốn kém gấp nhiều lần lao thông thường. Tuy nhiên, thuốc được Chương trình Chống lao Quốc gia cung cấp miễn phí theo hệ thống tới tận địa phương. Các thuốc chống lao trong Chương trình Quốc gia cung cấp bao gồm:
Nhóm I: các thuốc chống lao thiết yếu (thuốc hàng 1)
- Streptomycin (S)
- Rifampicin (R)
- Isoniazid (H)
- Ethambutol (E)
- Pyrazinamide (Z)
- Rifabutin (Rfb)
- Rifapentine (Rpt)
Nhóm II: các thuốc chống lao hàng 2 dùng đường tiêm
- Kanamycin (Km)
- Amikacin (Am)
- Capreomycin (Cm)
- Streptomycin (S), được chỉ định nếu bệnh nhân đã kháng với các thuốc tiêm hàng hai khác hoặc không thể dùng được những thuốc này nhưng vẫn còn nhạy cảm với Streptomycin.
Nhóm III: các thuốc chống lao hàng 2 thuộc nhóm fluoroquinolon
- Levofloxacin (Lfx)
- Moxifloxacin (Mfx)
- Gatifloxacin (Gfx)
Nhóm IV: các thuốc chống lao hàng 2 chủ đạo khác
- Ethionamide (Eto)/ Prothionamide (Pto)
- Cycloserine (Cs)/ Terizidone (Trd)
- Linezolid (Lzd)
- Clofazimine (Cfz)
Nhóm V: gồm các thuốc chống lao hàng 2 bổ sung (nhóm không chủ đạo)
- Ethambutol (E)
- Pyrazinamide (Z)
- Isoniazid liều cao (Hh)
- Bedaquiline (Bdq)
- Delamanid (Dlm)
- Amoxicillin / Clavulanate (Amx / Clv)
- Meropenem (Mpm)
- Thioacetazone (T)
- Imipenem – cilastatin (Ipm)
- Para-aminosalicylic acid (PAS)
Lưu ý trong phác đồ điều trị lao kháng thuốc
Lao kháng thuốc có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số khuyến cáo về điều trị lao kháng thuốc được cập nhật như sau:
- Thuốc tiêm không còn được ưu tiên sử dụng mà thay vào đó thuốc uống được đưa vào phác đồ điều trị của hầu hết bệnh nhân. Không dùng thuốc nào đã bị kháng mà lựa chọn lại các thuốc cho hiệu quả tối ưu hơn cho người bệnh.
- Phác đồ điều trị lao đa kháng nên từ 18-20 tháng, được điều chỉnh tùy vào diễn tiến bệnh.
- Có thể áp dụng phác đồ ngắn hơn, từ 9-11 tháng, nếu bệnh nhân chấp nhận rằng phác đồ này có thể kém hiệu quả hơn phác đồ dài và sẽ có những bất tiện/rủi ro khi phải tiêm thuốc hàng ngày trong 4 đến 6 tháng.
- Hầu hết các phác đồ cần có ít nhất 5 loại thuốc có hiệu lực, bao gồm 4 thuốc lao hàng 2 chủ đạo và Pyrazinamid.
- Sử dụng thuốc tiêm còn nhạy cảm và có thể sử dụng trong thời gian dài. Nếu có kháng với thuốc tiêm thì sử dụng thuốc bệnh nhân chưa từng sử dụng hoặc không sử dụng thuốc tiêm.
- Theo dõi chặt chẽ các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc để điều trị kịp thời.
4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lao kháng thuốc?

Sau khi biết lao kháng thuốc có chữa được không, hẳn bạn đã biết những rắc rối khi phải đối diện với bệnh này. Để chủ động phòng ngừa lây lan bệnh lao cho người xung quanh, người bệnh và người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh lao cần lưu ý:
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc và nói chuyện hằng ngày.
- Thường xuyên tầm soát lao và điều sớm ngay nếu có thể đối với người thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân lao kháng thuốc.
- Duy trì thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 20 giây.
Qua tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi thường gặp “Lao kháng thuốc có chữa được không”. Mặc dù có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng người bệnh cũng như người thân bên cạnh cũng không nên chủ quan, luôn tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Đồng thời, bệnh lao hiện nay không còn quá đáng sợ, đừng nên trốn tránh hay từ chối điều trị mà hãy dũng cảm đối mặt với nó nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!