backup og meta

Bệnh lao có tự khỏi không và nên điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh lao có tự khỏi không và nên điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, sau đó là nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Nhiều người sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thường thắc mắc rằng bệnh lao có tự khỏi không và quá trình điều trị bệnh diễn ra như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh lao tại phổi có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các hạt nhỏ li ti phát tán vào không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Ngoài ra, vi khuẩn lao có thể tấn công vào các cơ quan khác như hạch, xương, màng não, màng bụng,… Vậy, những thể bệnh lao này có tự khỏi không?

Bệnh lao có tự khỏi không?

Đáng tiếc lao là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng không thể tự khỏi. Bệnh lao chỉ có thể được chữa khỏi khi điều trị bằng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng bệnh lao có thể tự khỏi. Bởi trên thực tế, nhiều người khỏe mạnh khi tiếp xúc với vi khuẩn lao, hệ thống miễn dịch trong cơ thể họ có khả năng chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lao ngay từ lúc đó. Vi khuẩn lao không thể xâm nhập vào bên trong cơ thể để gây bệnh.

bệnh lao có tự khỏi không?

Một số trường hợp khác, vi khuẩn lao ở thể ngủ bên trong cơ thể nhưng bị hệ miễn dịch ức chế và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đây được gọi là lao tiềm ẩn. Những người mắc lao tiềm ẩn không có khả năng lây bệnh cho người khác nhưng bệnh có thể phát triển và gây ra triệu chứng bất kỳ khi nào nếu hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, việc điều trị bệnh lao tiềm ẩn là rất cần thiết chứ không nên để âm thầm như vậy.

Trường hợp xấu nhất là hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt/kìm hãm được vi khuẩn hoặc ngăn chặn nhiễm trùng thì triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Triệu chứng lao sẽ xuất hiện trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau khi nhiễm vi khuẩn lao. Đây được gọi là lao hoạt động. Lúc này, bệnh lao có tự khỏi không thì câu trả lời là càng KHÔNG THỂ. Bạn cần được điều trị theo một phác đồ điều trị chặt chẽ để ngăn ngừa tiến triển thành lao kháng thuốc. 

Bệnh lao được điều trị như thế nào?

Việc hiểu rõ bệnh lao có tự khỏi không sẽ giúp bạn nâng cao ý thức thăm khám và điều trị bệnh sớm. Dù là lao tiềm ẩn, lao hoạt động hay lao kháng thuốc thì điều trị kháng sinh là cần thiết.

Nếu bạn bị lao tiềm ẩn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc kháng sinh từ 3-6 tháng để phòng ngừa phát triển thành lao hoạt động. Đối với bệnh lao hoạt động, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh trong ít nhất từ 6-9 tháng.

Loại thuốc, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể, khả năng kháng thuốc, vị trí nhiễm trùng trong cơ thể.

bệnh lao có tự khỏi không và các loại thuốc điều trị

Nếu bạn bị lao kháng thuốc, việc điều trị cần phối hợp nhiều loại thuốc hơn, kéo dài 20 đến 30 tháng.

Đừng lo bệnh lao có tự khỏi không, vì điều trị cũng không quá khó khăn nếu bạn tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Sau một vài tuần uống thuốc, bạn sẽ không còn khả năng lây nhiễm và cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, đừng ngừng dùng thuốc điều trị lao quá sớm. Việc ngừng thuốc quá sớm hoặc bỏ quên liều có thể gây ra tình trạng lao kháng thuốc, khó điều trị hơn nhiều.

Hiểu bệnh lao có tự khỏi không để có những biện pháp giúp bệnh nhanh khỏi

Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, bạn cũng nên áp dụng những biện pháp sau đây để hạn chế nguy cơ lây nhiễm nếu bạn mắc thể lao tại phổi và giúp bệnh nhanh khỏi:

hiểu bệnh lao có tự khỏi không để có biện pháp giúp bệnh nhanh khỏi

  • Hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Nếu không thể tránh tiếp xúc thì hãy đeo khẩu trang.
  • Không đi học, đi làm cho đến khi được bác sĩ cho phép.
  • Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt và thiếu vệ sinh.
  • Không khạc nhổ bừa bãi và luôn che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.
  • Luôn mở cửa sổ cho không gian sinh hoạt được thông thoáng.
  • Tránh ngủ cùng phòng với người khác cho đến khi khỏi bệnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng một chế độ ăn lành mạnh với rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin thiết yếu.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và cố gắng ngủ đủ giấc.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh lao có tự khỏi không. Hãy nghiêm túc điều trị và theo dõi sức khỏe thường xuyên sau khi đã hoàn thành phác đồ để luôn khỏe mạnh.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Overview-Tuberculosis (TB). https://www.nhs.uk/conditions/tuberculosis-tb/#:~:text=With%20treatment%2C%20TB%20can%20almost,are%20resistant%20to%20certain%20antibiotics. Ngày truy cập: 21/03/2022

Treatment-Tuberculosis (TB). https://www.nhs.uk/conditions/tuberculosis-tb/treatment/. Ngày truy cập: 21/03/2022

Tuberculosis. https://familydoctor.org/condition/tuberculosis/. Ngày truy cập: 21/03/2022

Tuberculosis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/diagnosis-treatment/drc-20351256. Ngày truy cập: 21/03/2022

Tuberculosis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250. Ngày truy cập: 21/03/2022

Tuberculosis is curable. https://www.sac-isc.gc.ca/eng/1570641473289/1570641506914. Ngày truy cập: 21/03/2022

Cần làm gì khi có người nhà mắc bệnh lao? https://tytphuongsoky.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe/can-lam-gi-khi-co-nguoi-nha-mac-benh-lao-c8164-20752.aspx. Ngày truy cập: 21/03/2022

Phiên bản hiện tại

22/03/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Bệnh lao phổi có dễ lây không? Bệnh lây như thế nào và cách phòng ngừa

Lao phổi có chữa được không và cần điều trị trong bao lâu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 22/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo