backup og meta

Triệu chứng cúm B khác gì với cúm A?

Triệu chứng cúm B khác gì với cúm A?

Cúm hay cảm cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus lây nhiễm vào mũi, họng, phổi gây ra. Có rất nhiều chủng virus gây bệnh cúm, trong đó, cúm A (H1N1, H5N1) và cúm B (Yamagata, Victoria) là 2 loại virus gây bệnh cho người phổ biến nhất. Triệu chứng cúm B và dấu hiệu cúm A tương tự nhau. Biểu hiện cúm B có thể xuất hiện đột ngột và diễn biến từ nhẹ đến nặng, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Vậy, dấu hiệu cúm B biểu hiện như thế nào, có giống với bệnh cảm thông thường không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cúm B là gì?

Trước khi tìm hiểu về triệu chứng cúm B, chúng ta cần biết cúm B là gì? Cúm B là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm B gây ra. Virus cúm B không được chia thành các phân nhóm mà được phân loại thành hai dòng: B/Yamagata và B/Victoria.

Khác với virus cúm A, virus cúm B chỉ có thể truyền từ người sang người. Bên cạnh đó, virus cúm B nói chung thay đổi (đột biến) chậm hơn về đặc tính di truyền và kháng nguyên so với virus cúm A, đặc biệt là virus cúm A (H3N2).

triệu chứng cúm B là gì?

Tương tự như cúm A, triệu chứng cúm B cũng rất dễ lây lan nhanh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe trong những trường hợp nặng hơn. Cúm B có thể bùng phát theo mùa và lây truyền quanh năm.

Triệu chứng cúm B là gì?

Cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng cúm B phổ biến bao gồm:

  • Sốt cao trên 38°C
  • Ớn lạnh
  • Viêm họng
  • Ho khan
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ăn mất ngon
  • Đau cơ
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

triệu chứng cúm B nghiêm trọng

Triệu chứng cúm B có thể kéo dài từ vài ngày đến dưới 2 tuần và bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau 7 ngày. Bạn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng bằng việc áp dụng những phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà như: 

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước
  • Dùng thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen để giảm sốt và đau nhức. Lưu ý, không cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye .

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng cúm B trở nên nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau một vài ngày, hãy thăm khám với bác sĩ ngay lập tức.

Thuốc kháng virus được kê đơn theo toa có thể được sử dụng để điều trị bệnh cúm nếu bệnh được chẩn đoán trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cúm B.

Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc biến chứng cúm, bao gồm:
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh đến hai tuần
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Người mắc một số bệnh mãn tính, như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, ung thư hoặc tiểu đường,..
  • Người béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.

Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cảm cúm nên đi khám và điều trị ngay khi xuất hiện triệu chứng để ngăn ngừa bệnh trở nặng.

khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng cúm B nghiêm trọng sau đây:

  • Đau tức ngực dữ dội
  • Khó thở
  • Sốt cao lên tới 41,1ºC
  • Co giật
  • Nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Mất ý thức.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé! Cúm B là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Nếu xuất hiện các triệu chứng cúm B và không thuyên giảm sau vài ngày, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh bệnh trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các loại cúm thường gặp: Triệu chứng và những điều cần biết. http://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/cac-loai-cum-thuong-gap-trieu-chung-va-nhung-dieu-can-biet.html. Ngày truy cập: 12/09/2022

Flu Symptoms & Complications. https://www.cdc.gov/flu/symptoms/symptoms.htm. Ngày truy cập: 12/09/2022

INFLUENZA BASICS. https://www.vdh.virginia.gov/epidemiology/influenza-flu-in-virginia/influenza-basics/. Ngày truy cập: 12/09/2022

Key Facts About Influenza (Flu). https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm. Ngày truy cập: 12/09/2022

Influenza (flu). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719. Ngày truy cập: 12/09/2022

Types of Influenza Viruses. https://www.cdc.gov/flu/about/viruses/types.htm. Ngày truy cập: 12/09/2022

Phiên bản hiện tại

28/03/2024

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Cúm A có lây từ người sang người hay không?

Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi? Trẻ bị sốt do cúm A phải làm sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 28/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo