backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

4 lý do vì sao bạn vẫn bị ốm dù đã tiêm vắc xin cúm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 18/03/2022

    4 lý do vì sao bạn vẫn bị ốm dù đã tiêm vắc xin cúm

    Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được chứng bệnh này.

    Bạn đã bao giờ từng nghe nói rằng chúng ta vẫn có khả năng bị ốm ngay cả sau khi tiêm vắc xin cúm? Việc tiêm vắc xin cúm tuy là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp chống lại những chủng virus cúm phổ biến nhất, nhưng sẽ không bảo vệ bạn khỏi tất cả các bệnh về đường hô hấp.

    Vậy, tại sao tiêm vacxin cúm vẫn bị cúm? Mời bạn hãy cùng tìm hiểu 4 lý do tại sao bạn vẫn bị bệnh sau khi đã tiêm vắc xin cúm nhé!

    1. Vắc xin chưa đủ thời gian tác động

    tiêm vắc xin cúm vẫm bị bệnh

    Thông thường, vắc xin cúm phải mất khoảng hai tuần để phát triển khả năng miễn dịch với cúm sau khi được tiêm. Nếu bạn mắc phải bệnh cúm trong vòng hai tuần sau khi tiêm, điều này có lẽ do bạn đã tiếp xúc với virus ngay trước hoặc ngay sau khi bạn được tiêm phòng. Sự phơi nhiễm này có thể khiến một người bị bệnh cúm trước khi vắc xin phát huy hiệu lực.

    Nhiều người cho rằng việc tiêm vắc xin cúm đã khiến họ bị cúm. Vậy, tiêm phòng cúm có bị cúm không? Câu trả lời là KHÔNG. Vắc xin cúm được sản xuất và sử dụng ​​từ virus đã chết hoặc bất hoạt nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể và không thể truyền nhiễm trùng, do đó không thể khiến bạn mắc bệnh cúm.

    2. Chủng cúm mắc phải không có trong vắc xin

    Bạn có thể mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin cúm

    Việc tiêm vắc xin cúm nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại chủng cúm cụ thể mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chống lại các bệnh xảy ra ở các mùa trong năm. Tuy nhiên, điều này không thể giúp cơ thể bạn chống lại tất cả các chủng cúm có thể xảy ra. Đồng thời, virus cúm cũng tự biến đổi và thay đổi hàng năm. Đây là lý do loại vắc xin mới phải cần được thực hiện và kiểm soát vào mỗi mùa cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

    Một số người có thể bị bệnh do các loại vi rút đường hô hấp khác ngoài bệnh cúm chẳng hạn như rhinovirus, có liên quan đến cảm lạnh thông thường. Những loại vi-rút này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, đồng thời cũng lây lan và gây bệnh trong mùa cúm. Thuốc chủng ngừa cúm chỉ bảo vệ chống lại bệnh cúm và các biến chứng của nó, không bảo vệ các bệnh khác.

    Bạn có thể mắc phải nhiều căn bệnh có triệu chứng giống như bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm không thể giúp bạn bảo vệ chống lại một số bệnh như:

    • Cảm lạnh
    • Viêm phế quản
    • Bệnh cúm dạ dày
    • Viêm phổi (tuy nhiên có thể ngăn ngừa trong trường hợp viêm phổi là biến chứng của bệnh cúm)

    Dù đã tiêm vắc xin cúm, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc bệnh vào một lúc nào đó trong mùa cúm với một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh cúm. Chỉ vì bạn đã tiêm phòng cúm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị bệnh gì cả. Bạn có thể mắc một căn bệnh tương tự do một loại virus khác.

    Trong mùa cúm 2019 – 2020, Ban tư vấn về thực hành Chủng ngừa khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên với bất kỳ loại vắc xin cúm nào được cấp phép phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người nhận. Điều này bao gồm kể cả vắc xin cúm bất hoạt (IIV), vắc xin cúm tái tổ hợp (RIV) hoặc vắc xin cúm sống dạng xịt mũi (LAIV4). Đồng thời không có loại vắc xin nào được khuyến cáo ưu tiên hơn các loại khác.

    Virus cúm gây bệnh cho người có nhiều loại khác nhau. Khi chủng cúm chính xuất hiện trong mùa cúm gây bệnh nhưng không có vắc xin, nhiều người bệnh vẫn sẽ mắc phải chứng bệnh này.

    3. Cơ thể không đáp ứng đủ với vắc xin

    Sự bảo vệ sau khi tiêm phòng cúm có thể rất khác nhau tùy theo sức khỏe và tuổi tác của người được tiêm phòng. Vắc-xin cúm hoạt động tốt nhất ở những người trẻ tuổi và trẻ lớn hơn khỏe mạnh.

    Trong một số trường hợp ít gặp, bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm vắc xin cúm do cơ thể đáp ứng miễn dịch không đủ. Điều này thường xảy ra ở 2 nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch không ổn định là người lớn tuổi và trẻ em. Việc tiêm phòng cúm có khả năng hoạt động theo những cách hơi khác nhau đối với hai nhóm này.

    Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn những người được tiêm phòng cúm có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn khi bị bệnh hơn so với những người không được tiêm chủng. Đồng thời, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh xảy ra khá thấp nếu bạn đã tiêm phòng.

    4. Người trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin cúm hàng năm

    tiêm vắc xin cúm

    Bất cứ ai trên 65 tuổi đều được coi là thuộc nhóm có nguy cơ cao và nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin tuy không thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cúm ở lứa tuổi này, thế nhưng trong số những người lớn tuổi không mắc bệnh mãn tính và không sống trong viện dưỡng lão, mũi tiêm này có hiệu quả từ 40–70% trong việc ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến cúm.

    Một số người lớn tuổi và những người mắc một số bệnh mãn tính có thể phát triển khả năng miễn dịch kém hơn sau khi tiêm chủng. Tiêm phòng cúm hàng nă, không phải là một công cụ hoàn hảo, nhưng nó là cách tốt nhất để bảo vệ khỏi bị nhiễm cúm.

    Ở người lớn tuổi sống trong viện dưỡng lão hoặc mắc bệnh mãn tính có nguy cơ phải nhập viện do viêm phổi và cúm cao hơn từ 50–60%. Ngoài ra, 70–90% các ca tử vong liên quan đến cúm theo mùa đã xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Những người trong độ tuổi trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm, do đó người chăm sóc cũng cần có sự phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe phù hợp.

    Với 4 lý do tại sao bạn vẫn bị bệnh sau khi đã tiêm vắc xin cúm, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng. Đồng thời, bạn cũng nên chủ động hơn trong việc thăm hỏi bác sĩ về liều vắc xin cúm mỗi năm nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 18/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo