Virus cúm có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những biện pháp đối phó hiệu quả với vấn đề sức khỏe này là chích ngừa cảm cúm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Virus cúm có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những biện pháp đối phó hiệu quả với vấn đề sức khỏe này là chích ngừa cảm cúm.
Vậy, vacxin cúm là gì? Vì sao bạn cần tiêm loại vacxin này? Cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm phòng cúm? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Tiêm phòng cảm cúm hay chích ngừa cúm là thủ thuật đưa virus cúm bất hoạt (virus chết) vào cơ thể để kích thích kháng thể sản sinh, từ đó tạo thành lớp phòng ngự cho cơ thể trước sự tấn công của chủng vi sinh vật gây bệnh này.
Vì virus cúm có khả năng biến đổi nhanh chóng nên vacxin cúm thường được cải tiến 2 lần/năm. Cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đều khuyến cáo người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Bạn có thể xem thêm: Những điều cần biết về vắc xin cúm mùa 2018–2019
Cúm là một bệnh nghiêm trọng, có thể khiến bạn phải nhập viện và thậm chí dẫn đến tử vong. Mỗi đợt cúm thường không giống nhau và bạn có thể nhiễm cúm theo nhiều cách khác nhau. Ngay cả những người khỏe mạnh có thể mắc bệnh cúm và lây lan cho người khác.
Do đó, chích ngừa cúm theo mùa hàng năm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và lây lan cho người khác. Khi có nhiều người tiêm phòng cúm, virus cũng sẽ ít lây lan trong cộng đồng hơn.
Mỗi độ tuổi sẽ có loại vacxin cúm riêng. Do đó, bạn cần lưu ý tham vấn kỹ lưỡng cùng bác sĩ trước khi tiêm chủng.
Tất cả mọi người đều nên chích ngừa cúm, đặc biệt là những đối tượng dưới đây:
Ngược lại, những đối tượng như sau sẽ không thể tiêm phòng cúm, bao gồm:
Bạn có thể xem thêm: Bệnh cảm cúm ở người lớn tuổi: Nguy hiểm hơn bạn nghĩ!
Để đảm bảo an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chích ngừa cảm cúm nếu:
Trước khi chích ngừa cúm, bạn sẽ cần:
Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Bạn hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu cảm thấy lo lắng, căng thẳng trong thời gian gần đây, bạn có thể thử dùng melatonin kết hợp với một số bài tập co duỗi hoặc yoga để cải thiện.
Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc kê toa để cải thiện giấc ngủ, lưu ý không tự ý sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Giảm các loại đường tinh chế và caffeine trong chế độ ăn uống
Nếu bạn thường uống đồ uống chứa caffeine sau buổi trưa thì nên chuyển sang đồ uống không có caffeine. Caffeine và đường tạo ra sự bất ổn trong các mức năng lượng và có thể làm bạn cảm thấy bồn chồn. Khi cơ thể loại thải hầu hết các chất này sẽ giúp bạn thư giãn trước và trong khi làm thủ thuật.
Mỗi trung tâm, cơ sở y tế có thể có quy trình tiêm phòng cúm riêng. Mặc dù vậy, nhìn chung mọi quy trình chích ngừa cúm đều có những bước cơ bản như sau:
Mặc dù tiêm vacxin cúm tương đối an toàn nhưng đôi khi, bạn cũng có thể gặp phải một số ít tác dụng phụ như:
Bên cạnh đó, vacxin cúm được tiêm trong da cũng có thể gây căng cứng và ngứa ở vị trí chích ngừa. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày.
Ngược lại, hãy lập tức gặp bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện phản ứng dị ứng với thuốc chủng như sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chích ngừa cúm, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về các chỉ dẫn
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!