Tiến sĩ - Bác sĩ Phạm Lê Duy

Miễn dịch học · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Hồ sơ chuyên gia

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Lê Duy tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa và từng nằm trong 10 thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Y Dược TPHCM. Hiện tại, Bác sĩ đang là Bác sĩ điều trị khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.

Năm 2020, Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Lê Duy được trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020”, đồng thời được Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2020. Bác sĩ hiện đang là giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM.

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Lê Duy là thành viên của các tổ chức học thuật:

  • Hội Hen, Dị ứng và miễn dịch lâm sàng tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2015
  • Hội Dị ứng, Miễn dịch lâm sàng châu Âu (EAACI) từ năm 2013
  • Tổ chức Dị ứng Thế giới (WAO) từ năm 2015 (người Việt Nam đầu tiên gia nhập)
  • Ban chấp hành Hội thành viên trẻ của WAO 2016 – 2019

Thông tin xác thực

BẰNG CẤP

  • Nghiên cứu sau tiến sĩ. Thực tập lâm sàng tại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng

    Đại học Ajou, Suwon, Hàn Quốc

  • Nghiên cứu sinh (học vị tiến sĩ y học) chuyên ngành sinh học phân tử - đề tài nghiên “Vai trò của sự hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính trong bệnh hen”

    Khoa Dị ứng, Miễn dịch lâm sàng, Đại học Ajou, Hàn Quốc

  • Bác sĩ Đa khoa

    Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

KINH NGHIỆM

  • Giảng viên bộ môn Sinh Lý – Sinh lý bệnh & Miễn dịch

    Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

  • Bác sĩ tại Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch

    Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1, TP. Hồ Chí Minh

  • 1. Nghiên cứu về chức năng sinh học của bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan trong các bệnh dị ứng như hen suyễn, mề đay
  • 2. Phát triển các hệ thống xét nghiệm như ELISA, ImmunoCAP, Immunoblot để tìm các dấu ấn sinh học cho các bệnh hen suyễn, hen nghề nghiệp, mề đay
  • 3. Tham gia khám chữa các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mề đay, dị ứng thuốc, các xét nghiệm miễn dịch như skin test, test thử thách kháng nguyên, giải mẫn cảm với thuốc và dị nguyên
  • 4. Tham gia các khóa học đào tạo liên tục về chuyên ngành Dị ứng miễn dịch tại Hàn Quốc và Hiệp hội dị ứng lâm sàng châu Âu

Bài viết liên quan

Chuyên mục
Công cụ
Đặt bác sĩ
Cộng đồng