Nhìn bề ngoài, bạn có thể cảm thấy da như một lớp vải mềm mịn, bền dai bao phủ lấy toàn bộ cơ thể. Thế nhưng, thực tế, ẩn sau sự mềm mại, mịn màng ấy là một bức tường cực kỳ kiên cố. Da có cấu trúc gồm ba lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Chức năng đề kháng da đã có mặt ngay từ lớp thượng bì và được cấu thành bởi 3 lớp hàng rào:
- Hàng rào vật lý: Gồm các sợi keratin của tế bào sừng liên kết chặt chẽ với nhau, giúp kháng lại sự ăn mòn của men tiêu protein do vi khuẩn tiết ra. Ngoài ra, lớp lipid xen kẽ giữa các tế bào sừng còn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh.
- Hàng rào hóa học: Gồm các chất kháng khuẩn như antimicrobial peptides (AMPs), antimicrobial lipids (AMLs) được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn và các tế bào sừng, giúp ức chế một số loại vi khuẩn và tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch bẩm sinh tại da hoạt động tối ưu để chống lại vi khuẩn gây hại.
- Hàng rào sinh học: Là hệ vi sinh thường trú trên da một cách cân bằng. Chúng sẽ chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và bài tiết các chất để ức chế sự định cư và phát triển của các chủng vi sinh có hại.
Bất kì loại vi khuẩn nào tấn công cơ thể đều phải đối mặt với 3 lớp hàng rào kiên cố nói trên của đề kháng da. Vì thế, việc tăng cường sức đề kháng của da là cách đơn giản nhất để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Làm thế nào để phát huy tối đa công suất của “bộ máy” đề kháng da?

Mặc dù được mệnh danh là lớp áo giáp vững chắc có thể đánh bật hàng triệu loại vi khuẩn gây hại nhưng đề kháng da cũng rất dễ bị “lung lay” do thế cân bằng của hệ vi sinh vật trên da bị biến động. Các tế bào tạo nên hàng rào vật lý và các chất kháng khuẩn tự nhiên cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại như ô nhiễm, hóa chất, bụi bẩn… và những thói quen xấu hàng ngày như hút thuốc, uống rượu, bia…. Từ đó, khả năng đề kháng của da sẽ dễ bị tổn thương.
Một khi sức đề kháng của da bị suy giảm, da của bạn sẽ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài như khói bụi, hóa chất… Không những vậy, “binh đoàn” vi sinh vật gây hại sẽ “tận dụng” cơ hội này để đóng quân trên da, rồi sinh sôi nảy nở và tấn công cơ thể chúng ta. Điều này khiến chúng ta bị một số căn bệnh phổ biến như cảm, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy… nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các hệ lụy của nhiễm trùng như viêm khớp, thấp tim….
Chính vì vậy, mỗi người cần phải quan tâm hơn đến sức đề kháng da của mình, tương tự như việc chăm sóc sức đề kháng cho cơ thể. Để tăng cường sức đề kháng của da, bạn có thể làm theo một số bí quyết sau:
- Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Uống đủ nước
- Duy trì một lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu, bia, không làm việc quá sức
- Tập thể dục thường xuyên và đúng mức
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!