backup og meta

Trà phan tả diệp: "Hiệp sĩ" đẩy lùi chứng táo bón, đầy hơi

Trà phan tả diệp: "Hiệp sĩ" đẩy lùi chứng táo bón, đầy hơi

Việc tiêu thụ trà phan tả diệp là một trong những biện pháp giúp bạn thoát khỏi chứng táo bón. Ngoài ra, loại trà này còn mang lại nhiều công dụng thú vị khác.

Trà từ cây phan tả diệp là một thức uống giúp nhuận tràng được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận. Bên cạnh đó, trà còn có nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe. Đó là những công dụng nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Lợi ích trà phan tả diệp

Một số tác dụng tốt khi bạn uống loại trà này gồm:

1. Trà phan tả diệp chữa táo bón

Một tác dụng phổ biến khác của trà phan tả diệp đem đến là nhuận trường, giảm bớt tình trạng khó chịu cho những người thường xuyên bị chứng táo bón hành hạ.

Theo chuyên gia, các hợp chất hoạt động trong trà phan tả diệp kích thích niêm mạc đại tràng, thúc đẩy các cơn co thắt ruột và làm cho quá trình “đi nặng’ diễn ra nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, thảo mộc phan tả diệp còn ngăn ruột kết tái hấp thu nước và chất điện giải làm cho phân mềm hơn.

Bên cạnh đó, thức uống này còn giúp giảm sưng và chữa lành nhanh chóng các vết nứt hậu môn hoặc khuyến khích các vết thương do bệnh trĩ gây ra mau lành hơn.

2. Thức uống lợi tiểu

lợi ích của trà phan tả diệp

Loại trà đặc sản của Ấn Độ này cũng nổi tiếng là một loại thuốc lợi tiểu. Nhờ vào việc đi vệ sinh, bạn sẽ giải phóng được lượng muối dư thừa, chất béo, độc tố và nước khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều để tránh mất nước.

3. Tốt cho da và tóc

Trà từ cây phan tả diệp mang đến công dụng tuyệt vời này nhờ vào sự hiện diện của tannin, nhựa, tinh dầu và đặc tính chống vi khuẩn. Khi dùng nước trà để dưỡng da, bạn có thể ngạc nhiên do tính đa dụng bởi trà sẽ giúp điều trị vết thương, bỏng, đẩy lùi tình trạng mụn trứng cá và các bệnh về da khác.

Bên cạnh đó, ủ tóc bằng nước trà phan tả diệp sẽ giúp nuôi dưỡng tóc trở nên chắc khỏe, dày và mềm mượt hơn. Nếu bạn nhuộm tóc màu vàng, trà còn giúp màu tóc trở nên nổi bật hơn nhưng không làm khô sợi tóc.

4. Chống ký sinh trùng

Một số hợp chất được tìm thấy trong trà phan tả diệp, chẳng hạn như sennoside, có tác dụng chống ký sinh trùng. Bằng cách diệt trừ giun đường ruột và ký sinh trùng đường ruột khác, loại trà này có thể giúp đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất khi dùng.

Cách pha trà phan tả diệp

Loại trà này bắt đầu có tác dụng từ 1 – 2 giờ sau khi được hấp thụ vào cơ thể với điều kiện bạn để bụng rỗng khi dùng trà và không uống bất kỳ loại thuốc nào trước đó. Cách pha trà khá đơn giản, bạn chỉ cần:

Nguyên liệu

  • 1/4 muỗng cà phê lá phan tả diệp khô
  • 2 cốc nước lọc
  • 1/2 thìa mật ong hoặc đường

Cách thực hiện

  • Đun sôi nước rồi cho lá khô vào
  • Đợi từ 8 – 10 phút để tinh chất từ trà tiết ra
  • Lọc bỏ bã trà
  • Cho thêm đường hoặc mật ong vào tùy khẩu vị.

Lưu ý khi thưởng thức trà

Dẫu rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng trà phan tả diệp với mục đích giảm cân. Các hoạt tính mạnh mẽ trong trà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó hãy lưu ý đến những vấn đề như:

Sự phụ thuộc: Uống trà liên tục trong thời gian dài thực sự có thể khiến ruột ngừng hoạt động bình thường và trở nên phụ thuộc vào chất sennoside có trong loại trà này. Kiểu phụ thuộc này có thể khó phá vỡ và sẽ gây táo bón, thậm chí khó chịu cho dạ dày khi bạn không uống trà.

Làm loãng máu: Trà thảo mộc này cũng có chất làm loãng máu, vì vậy nếu bạn đã dùng thuốc chống đông máu, uống trà này có thể gây ra các biến chứng không mong muốn.

Không phù hợp với mẹ bầu: Phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh uống trà vì loại thảo mộc này ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột.

Ngộ độc gan: Uống trà từ cây phan tả diệp quá nhiều cũng khiến gan bị nhiễm độc.

Ngoài những lưu ý kể trên, các nguy cơ khác mà bạn có thể gặp phải nếu không kiểm soát lượng nước trà nạp vào gồm:

  • Yếu cơ
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Đi tiểu nhiều

Cuối cùng, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên không nên uống trà liên tục trong 2 tuần mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Is Senna Tea? https://www.healthline.com/health/senna-tea ngày truy cập 11.11.2019

The Health Benefits of Senna Tea https://www.organicfacts.net/health-benefits/herbs-and-spices/senna-tea.html  ngày truy cập 11.11.2019

6 Proven Benefits of Senna Tea https://www.organicfacts.net/health-benefits/herbs-and-spices/senna-tea.html ngày truy cập 11.11.2019

Phiên bản hiện tại

18/03/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Trà ngải cứu: Nhiều tác dụng tốt để bạn tin dùng

Trà hương thảo: Bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 18/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo