3. Mức độ an toàn của tinh dầu tràm
Một lượng rất nhỏ sẽ khá an toàn khi cho kèm với thức ăn để làm hương liệu. Thế nhưng, bạn không nên uống với lượng nhiều vì tác hại chưa rõ ràng.
Dầu tràm có thể an toàn với hầu hết mọi người khi thoa một lượng ít lên vùng da không có vết thương, nhưng có thể gây phản ứng dị ứng với một số người.
4. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, không có thông tin nào đáng tin cậy về độ an toàn khi sử dụng dầu tràm. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng nếu không cần thiết nhé.
- Trẻ em: Dầu có thể không an toàn với trẻ khi hít phải hay bôi lên da mặt vì có thể gây các vấn đề hô hấp nghiêm trọng. Bạn nên để dầu tránh xa tầm tay trẻ em.
- Hen: Hít phải dầu có thể gây cơn hen cấp. Người có tiền căn hen suyễn không nên sử dụng.
5. Dầu tràm có sự tương tác thuốc nào không?

Một vài thuốc được chuyển hóa bởi gan và dầu tràm có thể làm chậm quá trình này. Sử dụng dầu chung với một số thuốc có thể làm tăng hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế, trước khi kết hợp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.
Những thuốc có thể bị ảnh hưởng khi dùng chung với dầu tràm gồm amitriptyline (Elavil), clozapine (Clozaril), codeine, desipramine (Norpramin), donepezil (Aricept), fentanyl (Duragesic), flecainide (Tambocor), fluoxetine (Prozac), meperidine (Demerol), methadone (Dolophine), metoprolol (Lopressor, Toprol XL), olanzapine (Zyprexa), ondansetron (Zofran), tramadol (Ultram), trazodone (Desyrel)…