Tên khoa học: Bacopa monnieri Scrophulariaceae
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Tên khoa học: Bacopa monnieri Scrophulariaceae
Tên thông thường: Brahmi, Jalnaveri, Jalanimba, Sambrani chettu, thyme-leaved gratiola, Bacopa, Babies tear, Bacopa monnieri, Hespestis monniera, Nirbrahmi
Tên gọi khác: Rau sam trắng, rau sam đắng, cây ruột gà
Tên tiếng Anh: Water Hyssop, Bacopa
Rau đắng biển hay còn được gọi với tên khác là rau sam trắng, rau sam đắng, cây ruột gà, là loại cây thảo sống lâu năm. Thảo dược này có thân bò mọc dài trên mặt đất, dài từ 10-20cm, lá hình trái xoan, mọng nước, không cuống. Hoa màu trắng, có 5 cánh hoa, quả nang hình trứng có mũi, nhẵn, có nhiều hạt nhỏ.
Rau đắng biển ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương, suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng. Tại Việt Nam, rau đắng biển phân bố rộng rãi khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam. Các tỉnh thành có nhiều rau đắng biển như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam, Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Rau đắng biển có chứa các thành phần như brahmin, herpestin, bacoside A và bacoside B, β1-oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate, sterol, axit betulic, stigmastarol, D-Mannitol, β-sitosterol.
Rau đắng biển còn gọi là brahmi, là loại cây đã được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Brahmi là thuốc bổ não. Rau đắng biển được dùng để thúc đẩy sức khỏe tinh thần toàn thể bằng cách làm trẻ hóa chức năng tối ưu của não. Rau đắng biển có lợi trong:
Người ta cũng dùng rau đắng biển để điều trị chứng đau lưng, khàn giọng, bệnh tâm thần, chứng động kinh, đau khớp và vấn đề về tình dục ở cả nam và nữ.
Rau đắng biển có các tác dụng dược lý sau:
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Có một số nghiên cứu cho thấy:
Liều khuyến cáo là 300mg chiết xuất rau đắng biển, bạn dùng mỗi ngày trong 12 tuần.
Liều dùng của rau đắng biển có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Sau khi thu hái rau đắng biển và rửa sạch, bạn có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô. Dưới đây là một số cách sử dụng rau đắng biển bạn nên tham khảo:
Ngoài ra, rau đắng biển còn thường được ăn như rau sống hoặc nấu chín trong các bữa ăn.
Rau đắng biển có thể dùng ở các dạng:
Phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng rau đắng biển là:
Thảo dược này có thể gây dị ứng khi tiếp xúc với da.
Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rau đắng biển với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Rau đắng biển an toàn đối với hầu hết người lớn nếu dùng liều khuyến cáo và trong một thời gian giới hạn (không quá 12 tuần).
Bạn không nên dùng rau đắng biển cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Phụ nữ mang thai cần phải thận trọng khi sử dụng rau đắng biển. Qua nghiên cứu, thử nghiệm trên chuột, các hoạt chất trong rau đắng biển gây co bóp tử cung, tăng thời gian đông máu. Vì vậy có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết, sẩy thai.
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi bạn sử dụng rau đắng biển. Đặc biệt nếu bạn có tình trạng sức khoẻ như:
Rau đắc biển có thể tương tác với một số thuốc như:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!