backup og meta

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Hiện nay, lá thường xuân hay cao lá thường xuân thường được sử dụng để trị ho và cải thiện nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác. Trong bài viết này của Hello Bacsi, hãy cùng điểm qua một số tác dụng của lá thường xuân với các nghiên cứu xung quanh loại dược liệu này nhé!

Tìm hiểu chung về lá thường xuân

Cây thường xuân còn có tên gọi khác là dây Nguyệt quế, dây lá Nho, cây Vạn Niên tên khoa học là Hedera helix L., thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae, có xuất xứ từ châu Âu và Tây Á, hiện nay được trồng khắp thế giới. Đây là loại cây leo có thể phát triển và phủ kín bề mặt dốc cao tới 20-30m. Lá thường xuân không yêu cầu nhiều ánh sáng và dễ chăm sóc, nên thường được trồng ở nhiều nơi để tạo mảng xanh và làm hàng rào.

Bộ phận sử dụng: Lá và quả của cây thường xuân thường được sử dụng làm dược liệu.

Thành phần hóa học trong lá thường xuân

Trong thường xuân có chứa polyphenol và các hợp chất khác như saponin và flavonoid. Những hợp chất này mang lại nhiều lợi ích tiềm năng. Đáng chú ý nhất là khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh.

Đặc biệt, trong lá thường xuân còn có hederacosid C, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành α-hederin làm tăng hiệu quả điều trị triệu chứng ho.

Thành phần hoạt chất trong lá thường xuân bao gồm: hederasaponin-C, hederacoside C, hederagenin và alpha-hederin.

Ngoài ra, còn có các thành phần khác: Flavonoid, alkaloid, chất béo, dẫn xuất của acid phenolic.

Lá thường xuân có tác dụng gì?

Lá thường xuân có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lá thường xuân có vị cay, tính ấm với các tác dụng:

  • Khu phong
  • Trừ thấp
  • Bổ phế
  • Chỉ khái
  • Bình suyễn
  • Hoạt huyết
  • Mát gan
  • Giải độc.

Theo y học hiện đại

1. Tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa

Lá thường xuân giàu polyphenol và các hợp chất thực vật như saponin và flavonoid. Những hợp chất này mang lại nhiều lợi ích tiềm năng. Đáng chú ý nhất, là khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh.

Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh đái tháo đường. Khả năng này phần lớn là do tác dụng chống oxy hóa của lá thường xuân. Từ đó, cho phép ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đối với các tế bào trong đái tháo đường.

Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm đã ghi nhận tác dụng chống viêm của chiết xuất lá thường xuân trong tế bào phổi người. Chiết xuất lá thường xuân còn giúp ức chế sự giải phóng các yếu tố viêm như interleukin-6 trong các tế bào miễn dịch chuột.

2. Tác dụng giảm ho của lá thường xuân

Các chế phẩm từ lá thường xuân thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm hô hấp cấp tính, bao gồm viêm phế quản cấp tính do virus và một số tình trạng hô hấp mạn tính như hen phế quản và viêm phế quản mạn tính tái phát.

Tất cả các thử nghiệm đều cho thấy lá thường xuân có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, giúp giảm triệu chứng ho, khạc đờm, và khó thở. Tuy nhiên, cần thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để so sánh hiệu quả của lá thường xuân với giả dược và các loại thuốc khác.

Các thử nghiệm lâm sàng đã xác định tính an toàn và hiệu quả của các chế phẩm cao khô lá thường xuân ở cả trẻ em và người lớn.

Hiện nay, lá thường xuân thường được ứng dụng trong điều trị ho ở trẻ em, được đánh giá là hiệu quả và khá an toàn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng dược liệu này mang lại hiệu quả tương đương với acetylcystein – một loại thuốc giảm ho, tiêu đàm.

Để chứng minh về khả năng điều trị ho cho trẻ em của lá thường xuân, đã có một nghiên cứu thực hiện trên 5.000 trẻ bị ho có đờm. Trong nghiên cứu này, trẻ em được cho dùng dịch chiết từ lá thường xuân 2 lần/ngày, có khoảng 2/3 phụ huynh hài lòng với tác dụng giảm ho của lá thường xuân.

3. Lá thường xuân có thể hỗ trợ trong việc chăm sóc da

Trong nhiều thế kỷ y học cổ truyền châu Âu sử dụng lá thường xuân để giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng trên da. Do lá thường xuân có đặc tính kháng khuẩn. Điều này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và kích ứng trong các bệnh vẩy nến, chàm da, mụn trứng cá và các tình trạng liên quan đến da khác.

4. Tiềm năng chống ung thư

Mặc dù nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, nhưng nhiều đặc tính của lá thường xuân cho thấy khả năng chống oxy hóa đáng kể. Điều này cho thấy có khả năng ngăn ngừa sự lây lan hoặc phát triển của bệnh ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa đột biến và quá trình chết theo chu trình, lá Thường xuân có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư.

5. Tác dụng giúp giải độc

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên hệ giữa chức năng gan mật với việc sử dụng lá thường xuân. Kết quả cho thấy việc dùng chiết xuất lá thường xuân giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn và thải độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn, từ đó thanh lọc máu và giảm căng thẳng cho các hệ thống quan trọng này.

6. Tác dụng làm sạch không khí

Cây thường xuân có thể trồng trong nhà để tạo không gian tươi mát. Loại dây leo này ngoài công dụng làm đẹp còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, hấp thụ các chất độc hại như phenol, benzen, nicotine,…

Lá thường xuân có tác dụng phụ không?

Một nghiên cứu vào năm 2011 đã ghi nhận rằng các chế phẩm từ lá thường xuân (H. helix) thường được dung nạp tốt và an toàn.

Các tác dụng phụ của lá thường xuân bao gồm ảnh hưởng đến dạ dày và ruột như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, cũng như các phản ứng dị ứng như mẩn ngứa, phát ban da và khó thở. Đáng lưu ý rằng tần suất của những tác dụng phụ này chưa được biết đến.

Lá thường xuân có tác dụng phụ không?

Ngoài ra, chế phẩm cao lá thường xuân không nên sử dụng cho những người mẫn cảm (dị ứng) với lá thường xuân hoặc các loại cây thuộc họ bồ đề (Araliaceae).

Trước khi sử dụng cao lá thường xuân hay lá thường xuân, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, y sĩ hoặc dược sĩ.

Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng lá thường xuân trong thời gian ngắn an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bất kỳ loại dược liệu hay chế phẩm dược liệu nào trong thai kỳ.

Hello Bacsi hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của lá thường xuân. Mặc dù lá thường xuân được đánh giá là một thành phần trị ho rất tốt đặc biệt là cho trẻ em nhưng lưu ý rằng nên tham khảo chi tiết ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Evaluation of Acute and Chronic Antidiabetic Activity of Ivy (Hedera helix L.) Aqueous Leaf Extract in Rat Model

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33274862/

Ngày truy cập: 23/06/2024

The effects of Hedera helix on viral respiratory infections in humans: A rapid review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7424313/

Ngày truy cập: 23/06/2024

Herbal Medicine for Cough: a Systematic Review and Meta-Analysis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26840418/

Ngày truy cập: 23/06/2024

Assessment of the Efficacy and Safety of Ivy Leaf ( Hedera helix) Cough Syrup Compared with Acetylcysteine in Adults and Children with Acute Bronchitis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7222538/

Ngày truy cập: 23/06/2024

The effects of Hedera helix on viral respiratory infections in humans: A rapid review – ScienceDirect

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212958820301452

Ngày truy cập: 23/06/2024

Thường Xuân

https://trungtamthuoc.com/duoc-lieu/thuong-xuan

Ngày truy cập: 26/06/2024

Phiên bản hiện tại

11/07/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Mách bạn các cách sử dụng lá bạc hà trị ho đơn giản, hiệu quả

Lá tía tô trị ho có hiệu quả không? Cách nấu lá tía tô trị ho


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 11/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo