backup og meta

Hỏi đáp bác sĩ: Lá lốt trị đau răng được không?

Hỏi đáp bác sĩ:  Lá lốt trị đau răng được không?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi và thường xuyên bị đau do sâu răng. Tôi hơi lo ngại dùng thuốc Tây để uống trong thời gian dài vì sợ tác dụng phụ. Nghe nói lá lốt trị đau răng hiệu quả nên tôi định áp dụng. Xin hỏi bác sĩ lá lốt có trị đau răng được không?

Cảm ơn bác sĩ.

Chị Hương.

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Lá lốt trị đau răng được không?”, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

Lá lốt trị đau răng được không?

Việc dùng lá lốt trị đau răng là mẹo dân gian, được đánh giá cao về mức độ an toàn được nhiều người biết đến mà nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, cách làm đơn giản. Để biết lá lốt có chữa đau răng hiệu quả không xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

Cây lá lốt hay còn gọi là Tất Bát, có tên khoa học là Piper lolot L, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt thuộc loại cây mềm, thường mọc ở nơi ẩm thấp, hiện được trồng ở nhiều nơi (có thể trồng được tại sân vườn nhà) để làm thuốc hay dùng làm gia vị.

Vậy lá lốt chữa trị đau răng được không? Theo y học hiện đại: tinh dầu lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen. Trong đó, thành phần hoạt chất Benzyl Axetat có tác dụng kháng khuẩn, giảm phù nề, lành tính góp phần loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giúp cải thiện và ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng

Theo Y học cổ truyền: lá lốt có mùi thơm, vị cay, tính ấm, quy kinh Tỳ, Phế có tác dụng chỉ thống, hạ khí, kiện Tỳ, ôn trung tán hàn. Lá lốt có tác dụng chữa chân tay đau nhức, tê dại, rối loạn tiêu hóa, đau lạnh bụng…ngoài ra còn có tác dụng tiêu viêm, giảm đau trong điều trị đau răng, chảy nước mũi hôi…

Bạn có thể xem thêm: Khi bị đau răng kiêng ăn gì? Đừng ăn 7 loại thực phẩm sau

Cách trị đau răng bằng lá lốt

lá lốt trị đau răng

Sau đây là bài thuốc chữa viêm lợi, viêm nướu, cải thiện chân răng (dùng nước lá lốt sắc đặc để súc miệng mỗi ngày).

Không dùng bài thuốc này cho người vị nhiệt, táo bón. Phụ nữ mang thai không dùng liều cao.

Liều dùng: 8 – 12g dược liệu khô hoặc 16 – 30g tươi, sắc uống.

Cách thực hiện lá lốt trị đau răng: có thể dùng dược liệu khô hoặc tươi đều được.

  • Lấy 1 nắm cây lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi, thêm 500ml nước, đun sôi dần còn 250ml nước thì tắt bếp (hoặc có thể dùng thêm một ít muối biển). 
  • Sau đó chia làm 2 phần, ngậm súc trong miệng khoảng 3 – 4 phút rồi nhổ bỏ. 
  • Kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, thực hiện nhiều ngày liên tiếp để thấy tình trạng đau nhức răng được cải thiện.

Lưu ý khi trị đau răng bằng lá lốt 

Phương pháp dân gian này tuy an toàn nhưng chỉ có thể hiệu quả tạm thời tùy thuộc mức độ viêm nhiễm và hư hại của răng. Do đó, việc áp dụng chỉ được dùng trong dự phòng và các trường hợp bệnh nhẹ. Bên cạnh việc chữa đau răng bằng lá lốt, bạn cần thay đổi thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống hợp lý.

Thông tin trị đau răng bằng lá lốt trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu tình trạng đau răng vẫn không cải thiện sau khi thực hiện vài ngày, bạn cần đến khám và tư vấn nha khoa nhé!

Trân trọng!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Công dụng của lá lốt. https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cong-dung-cua-la-lot-va-nhung-dieu-can-biet-3786. Ngày truy cập 3/8/2022

Piper lolot. http://uses.plantnet-project.org/en/Piper_lolot_(PROSEA). Ngày truy cập 3/8/2022

Lá lốt. https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/la-lot. Ngày truy cập 3/8/2022

Lá lốt chữa đau răng. https://www.thuocdantoc.org/la-lot-chua-dau-rang.html. Ngày truy cập 3/8/2022

– Gutierrez, R.M.P., Gonzalez, A.M.N. and Hoyo-Vadillo, C., 2013. Alkaloids from piper: a review of its phytochemistry and pharmacology. Mini Rev. Med. Chem, 13(2), pp.163-193. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23279257/. Ngày truy cập 3/8/2022

– Dược học cổ truyền – Khoa YHCT – ĐHYD TP.HCM – Lưu hành nội bộ – 10/2005 –

Phiên bản hiện tại

03/08/2022

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Đau răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Bạn đã biết cách chữa đau răng cho bé bằng tinh dầu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 03/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo