backup og meta

Uống lá đu đủ có tác dụng gì hay chữa bệnh gì? 6 công dụng bất ngờ từ lá đu đủ

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Uống lá đu đủ có tác dụng gì hay chữa bệnh gì? 6 công dụng bất ngờ từ lá đu đủ

Bạn thường ăn quả đu đủ nhưng ít khi biết rằng lá đu đủ chính là một vị thuốc, thường được dùng nấu nước uống, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem lá đu đủ có tác dụng gì để biết cách dùng loại dược liệu này sao cho nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhất nhé!

Đu đủ là một loại quả có nguồn gốc Trung Mỹ và hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ là một loại cây ăn quả với quả ngọt dịu thơm mà đu đủ còn được tận dụng cả hoa, lá để làm thuốc trị bệnh. Lá của cây đu đủ (đực) có hình dáng như chân vịt, chia thành 8-9 thuỳ sâu và dùng tươi hoặc khô để làm thuốc.

Ăn hoặc uống nước lá đu đủ có tác dụng gì? 

Dưới đây là 6 tác dụng của lá đu đủ mà bạn không nên bỏ qua: 

1. Tác dụng chống oxy hóa 

Lá đu đủ có chứa nhiều thành phần hóa thực vật, đáng kể như:

  • Các alkaloid,
  • Saponin,
  • Flavonoid,
  • Glycoside,
  • Hợp chất phenolic,
  • Enzyme,
  • Axit amin,
  • Lipid,
  • Carbohydrate,
  • Vitamin và khoáng chất.

Trong đó nhóm hợp chất thể hiện khả năng chống oxy hóa cao nhất phải kể đến các flavonoid. Và cũng nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa này đã góp phần trực tiếp và gián tiếp trong việc truyền đạt các hoạt tính sinh học khác như hoạt động điều hòa miễn dịch, kháng vi-rút, trị đái tháo đường…

Do vậy, chiết xuất từ lá đu đủ được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh.

2. Lá đu đủ có tác dụng gì? Chống lại bệnh sốt xuất huyết 

Lá đu đủ đực chữa bệnh gì phải kể đến sốt xuất huyết. 

lá đu đủ có tác dụng gì? Chống sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền bởi muỗi Aedes aegypti bị nhiễm virus này. Triệu chứng bao gồm cúm, chẳng hạn sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và phát ban trên da. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh gây ra tình trạng xuất huyết và có thể trụy mạch gây tử vong.

Ở Ấn Độ, tác dụng của lá đu đủ là được khuyên dùng để giảm sốt xuất huyết vì chiết xuất của nó được coi là có hiệu quả để nâng cao số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu ở bệnh nhân. Hoạt chất carpaine trong lá đu đủ được dùng để điều trị các chứng rối loạn thể chất khác nhau và sốt siêu vi như sốt xuất huyết.

Các nghiên cứu in vivo đã chỉ ra rằng lá đu đủ có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa sự ly giải tiểu cầu.

3. Lá đu đủ trị bệnh gì? Chống lại tế bào ung thư 

Với vấn đề lá đu đủ có tác dụng gì, tiềm năng chống lại tế bào ung thư của lá đu đủ được nhiều người quan tâm và tìm hiểu, kể cả giới nghiên cứu.

Theo nghiên cứu, các hóa thực vật trong lá và hoa đu đủ chủ yếu là các alkaloid, saponin, glycoside, hợp chất phenolic và flavonoid có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Người bệnh ung thư dùng dược liệu này để hỗ trợ điều trị bệnh bao gồm:

  • Tiền liệt tuyến,
  • Gan,
  • Cổ tử cung,
  • Phổi,
  • Tụy,
  • Vú… 

Tuy nhiên, tác dụng chống ung thư của dịch chiết lá đu đủ chỉ mới được ghi nhận ở các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên chuột, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng của lá đu đủ với tế bào ung thư của người, cũng như chưa xác định liều điều trị và độc tính. 

4. Tác dụng điều hòa miễn dịch 

Lá đu đủ có tác dụng gì? Ở Úc, lá đu đủ được ghi nhận ngoài các thành phần hoạt chất còn có vitamin E, A, C và vitamin B-17 dạng cô đặc được dùng để chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong điều trị hóa trị liệu thông thường.

Chiết xuất lá đu đủ có thể thúc đẩy việc kiểm soát bệnh dị ứng, hoặc như một chất bổ trợ của các loại vắc-xin khác nhau. Chiết xuất metanol (MeOH) của  đu đủ được nghiên cứu trên chuột trong 3 tuần có thể làm giảm mức độ của cytokine tiền viêm.

5. Lá đu đủ hỗ trợ điều hòa đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường 

lá đu đủ có tác dụng gì với bệnh tiểu đường

Lá đu đủ có tác dụng gì? Nếu hoa đu đủ đực chữa bệnh tiểu đường là một bài thuốc phổ biến thì tương tự, lá đu đủ cũng có công dụng với bệnh này.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy tác dụng của lá đu đủ trong điều trị tiểu đường trên chuột. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thêm các nghiên cứu để chứng minh cho tác dụng điều trị tiểu đường trên người của dược liệu này. Song các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng lá đu đủ là một phương pháp điều trị thay thế tiềm năng, ít gây tác dụng phụ trên người bệnh. 

6. Một số tác dụng của lá đu đủ khác

Bên cạnh những tác dụng nổi bật kể trên thì lá đu đủ trị bệnh gì? Dưới đây là một số tác dụng khác của lá đu đủ là: 

Bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh và chống lại sự suy giảm nhận thức do nhôm và các tổn thương oxy hóa liên quan đến bệnh Alzheimer trong mô hình động vật.

Nhờ vào thành phần alkaloid, lá đu đủ còn được sử dụng làm thuốc chống co thắt, giảm đau và kháng khuẩn. 

  • Lá đu đủ trị bệnh gì theo y học cổ truyền? Trong các bài thuốc y học cổ truyền, lá và hoa đu đủ đực có tác dụng chữa ho, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa, điều trị bệnh gan mật,…
  • Một số bài thuốc kết hợp lá đu đủ, vỏ thân cây đu đủ cùng một số loại thảo dược khác có tác dụng điều trị viêm khớp, thấp khớp cũng như chữa lành vết thương. 

Lá đu đủ có tác dụng gì?

  1. Chống oxy hóa
  2. Điều trị sốt xuất huyết
  3. Hỗ trợ chống ung thư
  4. Điều hòa miễn dịch
  5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  6. Trị ho, điều trị bệnh gan mật, cải thiện các triệu chứng tiêu hóa, viêm khớp, thấp khớp, làm lành vết thương,…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những tác dụng bất ngờ của hoa đu đủ đực ngâm mật ong

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng lá đu đủ

Sau khi đã hiểu rõ lá đu đủ có tác dụng gì, để sử dụng loại dược liệu này an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. 
  • Không dùng cho người dị ứng với các thành phần trong lá và hoa đu đủ. 
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em.  
  • Lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín, đảm bảo chất lượng; nếu tự thu hái, bạn cần loại bỏ cuống và nhựa, rửa sạch trước khi dùng. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bạn được dùng hay không, liều lượng, thời gian sử dụng, cách theo dõi phản ứng phụ, cách chế biến dược liệu trước khi sử dụng lá đu đủ như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh. 

Trên đây là 6 tác dụng nổi bật của lá đu đủ đối với sức khỏe, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc lá đu đủ có tác dụng gì, chữa bệnh gì và những lưu ý cần biết khi sử dụng loại dược liệu này nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Carica papaya L. Leaves: Deciphering Its Antioxidant Bioactives, Biological Activities, Innovative Products, and Safety Aspects – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9203216/

Ngày truy cập 27/12/2022

Therapeutic application of Carica papaya leaf extract in the management of human diseases

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7704890/

Ngày truy cập: 24/01/2024

Dengue fever treatment with Carica papaya leaves extracts

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3614241/

Ngày truy cập: 24/01/2024

The biological response of Carica papaya leaves extract to saponin reduction (O/W) emulsion on human bronchial epithelium cell (BEAS-2B)

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1878535222007328

Ngày truy cập: 24/01/2024

Lá Hoa Đu Đủ Đực – Công Dụng, Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua Uy Tín

https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/la-va-hoa-du-du-duc

Ngày truy cập 27/12/2022

LÁ ĐU ĐỦ VÀ UNG THƯ

https://benhvienk.vn/la-du-du-va-ung-thu-nd92045.html

Ngày truy cập 27/12/2022

Phiên bản hiện tại

24/01/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Các bài thuốc nam chữa ung thư buồng trứng liệu có hiệu quả?

[Infographic] Những điều cần biết về sốt xuất huyết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 24/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo