backup og meta

Hỏi đáp bác sĩ: Gừng ngâm mật ong chữa ung thư được không?

Hỏi đáp bác sĩ: Gừng ngâm mật ong chữa ung thư được không?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi và vừa mới phát hiện có khối u trong người. Dù đang uống thuốc điều trị nhưng tôi vẫn lo sợ nó sẽ tiến triển thành ung thư. Tôi nghe mọi người nói gừng ngâm mật ong có thể giúp chữa hoặc phòng ngừa ung thư. Vậy sự thật là thế nào, xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Chị Tuyết (35 tuổi).

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: Gừng ngâm mật ong có giúp chữa ung thư không?, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

Gừng ngâm mật ong có hỗ trợ chữa ung thư không?

Trong dân gian, gừng và mật ong đều là dược liệu và cũng là thực phẩm dùng làm gia vị. Khi phối hợp với nhau, ta được một loại thực phẩm hay bài thuốc “gừng ngâm mật ong” mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trước khi tìm hiểu gừng ngâm mật ong có chữa ung thư không, bạn cần hiểu rõ công dụng của gừng và mật ong đối với sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền:

Mật ong

Mật ong có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón. 

Về thành phần dinh dưỡng: trong mật ong, ngoài 2 loại đường glucose và fructose còn có nhiều dưỡng chất khác như vitamin, axit amin và khoáng chất giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, kích thích chuyển hóa chất béo thành năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, mật còn chứa các đặc tính chống oxy hóa nhờ chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe là flavonoid và axit phenolic, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm trong cơ thể, giúp giảm stress oxy hóa. Đó là những yếu tố dễ tác động và hình thành ung thư. Một vài nghiên cứu đã cho thấy mật ong có tiềm năng phòng ngừa ung thư thông qua hoạt động chống oxy hóa của nó.

gừng ngâm mật ong chữa ung thư

Gừng

Gừng có tên khoa học là zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae), vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc; được trồng ở khắp nơi. 

Về thành phần hóa học:

Gừng chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột, Vitamin và khoáng chất… vì vậy, gừng có nhiều tác dụng:

  • Giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, rối loạn lipid máu và hỗ trợ quá trình giảm cân…
  • Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
  • Gừng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu, cầm tiêu chảy.
  • Đối với hệ thần kinh, gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu…
  • Giúp ngăn ngừa ung thư, chủ yếu nhờ thành phần gingerol và shogaola.

Gừng ngâm mật ong có hỗ trợ chữa ung thư không?

Như vậy khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo nên một sản phẩm nước uống hay ăn được để ngừa và hỗ trợ trong điều trị ung thư. Thực tế cũng đã có nghiên cứu chứng minh điều trị kết hợp mật ong và chiết xuất gừng có thể có khả năng tăng cường tác dụng hóa trị liệu của 5-FU chống lại ung thư đại trực tràng.

Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không?

Hướng dẫn thực hiện gừng ngâm mật ong hỗ trợ chữa ung thư

cách làm gừng ngâm mật ong chữa ung thư

Bạn lấy một nhánh gừng tươi rửa rạch, xay giã nhuyễn và vắt lấy nước, mang đun sôi, để ấm dần rồi  pha thêm vào 2 thìa mật ong. Dùng đều đặn thức uống gừng ngâm mật ong vào mỗi buổi sáng trước ăn để hỗ trợ trong điều trị ung thư. Tuy nhiên sau khi thức dậy, bạn hãy nên dùng một ly nước ấm trước khi uống nước mật ong gừng.

Bạn có thể xem thêm: Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư sau điều trị

Lưu ý khi áp dụng gừng ngâm mật ong hỗ trợ chữa ung thư

Không lạm dụng khi dùng nhiều lượng mật ong. Mật ong phải là loại nguyên chất, không pha trộn, không chứa chất bảo quản. Mật ong thiên nhiên nguyên chất có màu vàng sẫm, không có bọt và kết tủa. Do mật ong chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất nên sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng quý giá của mật khi pha với nước đun sôi. Do đó, tốt nhất pha mật ong với nước gừng để ấm 35°C.

Gừng phải tươi, không bị héo, thối hoặc mọc mầm. Nên dùng khoảng dưới 10g trong ngày nhằm tránh một số phản ứng phụ khi dùng liều cao như: ợ nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó chịu trong dạ dày và táo bón, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu đối với các trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa hay người có rối loạn đông máu.

Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống mật ong có nóng không?

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gừng. http://bvyhct.soytetiengiang.gov.vn/trang-chu/-/asset_publisher/ssL6c4OJsE3q/content/gung-vi-thuoc-dan-gian-tri-bach-benh. Ngày truy cập 23/8/2022

Gừng. https://soyte.hanoi.gov.vn/y-hoc-co-truyen/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/gung-gia-vi-lam-thuoc. Ngày truy cập 23/8/2022

Zingiber officinale and Type 2 Diabetes Mellitus: Evidence from Experimental Studies.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26080605. Ngày truy cập 23/8/2022

Regulation of low-density lipoprotein receptor and 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A reductase expression by Zingiber officinale in the liver of high-fat diet-fed rats.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20002065. Ngày truy cập 23/8/2022

Attenuation of liver pro-inflammatory responses by Zingiber officinale via inhibition of NF-kappa B activation in high-fat diet-fed rats.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21902812. Ngày truy cập 23/8/2022

Nutritional, sensory, physico-chemical, phytochemical, microbiological and shelf-life studies of natural fruit juice formulated from orange (Citrus sinensis), lemon (Citrus limon), Honey and Ginger (Zingiber officinale).
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405844021012809. Ngày truy cập 23/8/2022

A Review on the Protective Effects of Honey against Metabolic Syndrome.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6115915/. Ngày truy cập 23/8/2022

Ginger on Human Health: A Comprehensive Systematic Review of 109 Randomized Controlled Trials.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019938/. Ngày truy cập 23/8/2022

Anesthetic Implications of Complementary and Alternative Therapies.
https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/ginger. Ngày truy cập 23/8/2022

Gelam honey and ginger potentiate the anti cancer effect of 5-FU against HCT 116 colorectal cancer cells.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24969899/. Ngày truy cập 23/8/2022

– Abu, M.N., Salleh, M.A.M., Eshak, Z., Hasan, M.H., Hassan, H.F. and Ismail, W.I.W., 2011, September. Anti-proliferative effect of Tinaspora crispa (L.) Hook. F. & Thompson and Gelam (Melaleuca sp.) honey on several cancer cell lines. In 2011 IEEE Symposium on Business, Engineering and Industrial Applications (ISBEIA) (pp. 545-548). IEEE.

Phiên bản hiện tại

23/08/2022

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý

Khám phá những bài tập thể dục cho người bệnh ung thư


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 23/08/2022

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo