backup og meta

Dầu hồng hoa

Dầu hồng hoa

Tên thông thường: Alazor, American Saffron, Bastard Saffron, Benibana, Benibana Oil, Benibana Flower, Cártamo, Carthame, Carthame des Teinturiers, Carthamus tinctorius, Chardon Panaché, Dyer’s Saffron, Fake Saffron, False Saffron, Hing Hua, Honghua, Huile de Carthame, Kusumbha, Kusum Phool, Safflower Nut Oil, Safflower Oil, Safran Bâtard, Safranon, Zaffer, Zafran.

Tên khoa học : Carthamus tinctorius

Tìm hiểu chung

Dầu hồng hoa dùng để làm gì?

Dầu hồng hoa được sử dụng để điều trị:

  • Ngăn ngừa bệnh tim, bao gồm “cứng động mạch’ (xơ vữa động mạch) và đột quỵ
  • Điều trị sốt, khối u, ho, khó thở, tình trạng đông máu, đau, bệnh tim, đau ngực, chấn thương.
  • Kích thích đổ mồ hôi
  • Là thuốc nhuận tràng, kích thích, chống mồ hôi, tan đờm
  • Đau trong giai đoạn kinh nguyệt
  • Gây phá thai

Dầu hồng hoa có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Dầu hồng hoa là gì?

Các axit linolenic và linoleic trong dầu hạt hồng hoa có thể giúp ngăn ngừa “cứng động mạch’, làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hồng hoa có chứa các hóa chất có thể làm loãng máu để ngăn ngừa cục máu đông, mở rộng mạch máu, giảm huyết áp và kích thích tim. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của dầu hồng hoa là gì?

Đối với chứng cholesterol cao, bạn có dùng dầu hồng hoa như một thực phẩm bổ sung.

Liều dùng của dầu hồng hoa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Dầu hồng hoa có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của dầu hồng hoa

Dầu hồng hoa có ở dạng bào chế:

  • Dầu hồng hoa tinh chế
  • Thực phẩm bổ sung dạng solfgel

Tác dụng phụ

Dầu hồng hoa có thể gây các tác dụng phụ:

  • Phản ứng dị ứng
  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Huyết áp thấp
  • Vấn đề về tim
  • Xuất huyết

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng dầu hồng hoa nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây dầu hồng hoa hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Mức độ an toàn

Dầu hồng hoa có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Bạn có thể uống hồng hoa hoặc bác sĩ sẽ tiêm nhũ tương hồng hoa (Liposyn®) vào tĩnh mạch.

Trẻ em: có thể an toàn khi tiêm nhũ tương hồng hoa (Liposyn®)  vào tĩnh mạch.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: dầu hồng hoa an toàn để uống khi mang thai, nhưng bạn đừng tắm dầu hồng hoa trong thời kỳ mang thai vì có thể gây ra kinh nguyệt, làm cho tử cung co bóp và sẩy thai.

Không có nhiều thông tin về tính an toàn của việc sử dụng dầu hạt hoặc hoa hồng hoa trong thời gian cho con bú. Bạn nên tránh sử dụng thảo dược này

Những vấn đề cần lưu ý khác

Các vấn đề về xuất huyết (bệnh xuất huyết, loét dạ dày hoặc ruột, hoặc rối loạn đông máu): hồng hoa có thể làm chậm đông máu. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề chảy máu nào, đừng dùng dầu hồng hoa.

Dị ứng với cây cỏ dại và các cây có liên quan: hoa hồng hoa có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm với họ Asteraceae / Compositae. Các thành viên của họ Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc, và nhiều loài khác. Nếu bạn bị dị ứng, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh tiểu đường: hồng hoa có thể làm tăng lượng đường trong máu. Có mối quan tâm rằng dầu từ cây hồng hoa có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Phẫu thuật: vì cây hồng hoa có thể làm chậm đông máu, có một mối lo ngại rằng hồng hoa có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng cây hồng hoa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Dầu hồng hoa có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng dầu hồng hoa.

Các sản phẩm có thể tương tác với dầu hồng hoa bao gồm: các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông /thuốc chống huyết khối)

Một số lượng lớn cây dầu hồng hoa có thể làm chậm sự đông máu. Dùng dầu hồng hoa cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những loại khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những loại khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®) , heparin, warfarin (Coumadin®) và những loại khác.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Safflower http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-96-safflower.aspx?activeingredientid=96 Ngày truy cập 03/07/2017

Are There Any Bad Side Effects to Taking Safflower Oil? http://www.livestrong.com/article/537436-are-there-any-bad-side-effects-to-taking-safflower-oil/ Ngày truy cập 03/07/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Cây mật gấu (cây lá đắng)

Giảo cổ lam: Thảo dược trị ung thư và nhiều bệnh khác


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo