Đâu là cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả là mối bận tâm của không ít người đang có các triệu chứng, dấu hiệu vô cùng khó chịu của bệnh. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn những mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả, bạn hãy dành vài phút để theo dõi nhé!
Trước khi tìm hiểu về cách chữa viêm mũi dị ứng, bạn sẽ cần hiểu rõ viêm mũi dị ứng là gì cũng như dấu hiệu viêm mũi dị ứng thường gặp. Tương tự các dạng viêm mũi khác, viêm mũi dị ứng xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị kích thích dẫn đến sưng tấy khiến bạn có thể bị nhảy mũi liên tục, ngứa mũi. Điều khác biệt là nguyên nhân gây kích ứng là do các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc… hoặc bạn cũng có thể bị viêm mũi dị ứng với máy lạnh.
Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng trên có thể trở thành mạn tính. Lúc này, các triệu chứng viêm mũi lâu ngày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể góp phần làm suy giảm hô hấp nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vậy, viêm mũi dị ứng có chữa được không? Khi bị viêm mũi phải làm sao hay bị viêm mũi dị ứng phải làm sao mới mau hết? Trị viêm mũi dị ứng tại nhà được không? Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà là gì? Thực tế, không có cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng 8 mẹo chữa viêm mũi dị ứng hay cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả nhất dưới đây để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, đồng thời giảm tình trạng khó chịu.
1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Nghẹt mũi là một trong các dấu hiệu viêm mũi dị ứng phổ biến nhất. Để trị nghẹt mũi, ngứa mũi dị ứng, nhiều người thường lựa chọn phương pháp rửa mũi bằng nước muối để dễ loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn. Vậy chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối như thế nào?
Để chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối, bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% bán tại các quầy thuốc hoặc tự pha dung dịch rửa mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó để xem loại dung dịch nào phù hợp với bản thân hơn.
2. Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng
Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng phương pháp xông mũi cần thực hiện ra sao? Theo các chuyên gia, khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể thử cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng. Bởi hơi nước nóng có thể giúp làm loãng dịch nhầy đặc bị tắc nghẽn trong đường mũi, từ đó giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài. Nhờ vậy, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mũi… sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, đây cũng là một trong những cách trị nhảy mũi liên tục hoặc ngứa mũi do viêm mũi dị ứng.
Nếu muốn nâng cao hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng, bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu (trà, bạc hà, bạch đàn…) vào nước nóng dùng để xông mặt.
Mặt khác, cần lưu ý rằng cách điều trị viêm mũi dị ứng này không phù hợp với trẻ nhỏ. Thay vào đó, mẹo chữa viêm mũi dị ứng cho bé là bạn nên cho bé tắm nước ấm để đẩy lui các triệu chứng khó chịu trên.
3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng men vi sinh
Dùng sữa chua có phải là cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà mà mọi người hay chia sẻ? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Theo các chuyên gia, một trong những cách giảm viêm mũi dị ứng tại nhà là bạn có thể thêm các thực phẩm chứa probiotic chế độ ăn. Probiotic là các chủng vi sinh vật đường ruột có lợi có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch đối phó với những tác nhân dị ứng gây viêm mũi. Mặc dù cơ chế hoạt động của chúng vẫn đang được tìm hiểu nhưng theo một nghiên cứu năm 2011, phương pháp này đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trong việc điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà cũng như phòng ngừa viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng đã chứng minh Lactobacillus acidophilus (một chủng lợi khuẩn) có tác dụng giảm tần suất phát sinh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bạn có thể dễ dàng bổ sung loại lợi khuẩn này bằng cách thêm sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
4. Đừng quên bổ sung vitamin C
Bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? Một trong những mẹo chữa viêm mũi dị ứng bạn có thể thử là bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn. Với đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm cao, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đồng thời rút ngắn thời gian phát bệnh. Để tăng cường vitamin C cho cơ thể, bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như:
- Trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, cam…)
- Súp lơ xanh
- Quả mọng (dâu tây, việt quất…)
- Ớt chuông
- Kiwi…
5. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng với tinh bột nghệ
Bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? Cách trị viêm mũi dị ứng hay cách chữa dị ứng mũi tại nhà là gì? Hãy dùng tinh bột nghệ. Nghệ có thành phần chính là curcumin, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm giúp kiểm soát nhiều dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như ho, hắt hơi, khô miệng và nghẹt mũi.
Bên cạnh đó, hoạt tính sinh học của curcumin còn có thể được nâng cao khi bạn kết hợp tinh bột nghệ với tiêu đen. Ngoài cách sử dụng như một loại gia vị “tô điểm” cho món ăn, bạn cũng có thể dùng nghệ để pha trà cho những người đang gặp vấn đề với các dấu hiệu viêm mũi.
Có thể bạn quan tâm
6. Một ít mật ong mỗi ngày giúp đẩy lui các triệu chứng viêm mũi khó chịu
Bạn đã biết mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong chưa? Vào năm 2013, mật ong đã được chứng minh có tác dụng trong việc thuyên giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để có thể xác định rõ ràng, ngày nay mật ong vẫn được nhiều người lựa chọn như một giải pháp hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng bằng cách dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
7. Thêm cá vào khẩu phần ăn
Một trong những lưu ý để giảm viêm mũi dị ứng là bạn nên quan tâm đến chế độ ăn. Trong đó, cá là thực phẩm nên có trong chế độ ăn của người bị viêm mũi dị ứng. Cá không chỉ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng hạn chế viêm cũng như các phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu đã kết luận rằng các axit béo trong cá sẽ giúp làm giảm co thắt đường thở do các bệnh dị ứng như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng.
8. Chữa viêm mũi dị ứng bằng thực phẩm giàu quercetin
Tham khảo ngay mẹo giúp giảm viêm mũi dị ứng thời tiết thời bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu quercetin! Đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp quercetin có công dụng kiểm soát tốt các bệnh dị ứng theo mùa. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng, quercetin hoạt động tương tự chất kháng histamine tự nhiên có khả năng thuyên giảm các triệu chứng khó chịu đáng kể. Những thực phẩm giàu quercetin bạn có thể thêm vào chế độ ăn là:
- Táo
- Nho
- Quả mọng
- Súp lơ xanh
- Hành tây
Ngoài ra, một số loại thảo mộc, trà và rượu vang cũng có thể cung cấp một lượng quercetin nhất định.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn lựa chọn được cách giảm viêm mũi dị ứng phù hợp nhất và kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng mũi nhé.
[embed-health-tool-bmr]