4. Dấu hiệu dị ứng mũi: Xuất hiện hội chứng chảy dịch mũi sau

Thông thường, người bị dị ứng có xu hướng nuốt chất nhầy mà không hay biết. Tuy nhiên, nếu chất nhầy đặc hoặc lượng chất nhầy nhiều, hội chứng chảy dịch mũi sau có thể xuất hiện, khiến người bệnh cảm giác như chất nhầy chảy ra từ sau mũi vào cổ họng hoặc như có khối u trong cổ họng làm đau hoặc gây kích ứng.
Trong trường hợp này, người bệnh cần uống thêm nhiều nước hoặc dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm loãng chất nhầy và giảm đau.
Các biện pháp giúp giảm triệu chứng dị ứng mũi và mắt
Điều trị dị ứng mắt

Để giảm triệu chứng ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt hay ngứa mắt, ngứa mũi hắt xì do mắt bị dị ứng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên: Người hay bị dị ứng nên sử dụng kính mát hoặc kính bảo hộ khi ra ngoài trời để hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, cố gắng không dụi mắt để tránh kích ứng.
- Không đeo kính áp tròng:. Vì bề mặt của kính áp tròng có thể tích tụ các dị nguyên trong không khí nên cần cân nhắc việc đeo contact lens nếu bạn đã và đang bị viêm kết mạc dị ứng. Bạn cũng có thể chuyển sang các loại kính áp tròng dùng một lần để đeo và thay mỗi ngày nếu thật cần thiết.
- Dùng thuốc nhỏ mắt để giảm ngứa, đỏ mắt và chảy nước mắt do dị ứng. Nếu các triệu chứng dị ứng ở mắt tương đối nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn. Nếu các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn hoặc thuốc bạn đang dùng không có hiệu quả như mong đợi, bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để thăm khám để được kê đơn thuốc khác.
- Tìm hiểu liệu pháp giải mẫn cảm: Nếu không có biện pháp nào hiệu quả, hãy tham vấn thông tin từ bác sĩ về liệu pháp giải mẫn cảm. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ tiêm một lượng nhỏ dị nguyên để giúp hình thành khả năng miễn dịch dần dần, từ đó làm giảm các phản ứng dị ứng.
Điều trị dị ứng mũi

Đối với dị ứng mũi, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống dị ứng để điều trị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi dùng thuốc chống dị ứng:
- Thuốc kháng histamin làm giảm các phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn sự gắn kết của histamine vào các tế bào trong cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng. Thuốc được dùng để trị tình trạng ngứa mắt ngứa mũi hắt xì, chảy nước mắt, ngứa họng…
- Thuốc kháng cholinergic như ống hít ipratropium bromide có thể giúp chữa sổ mũi dai dẳng.
- Steroid nhỏ mũi an toàn và hiệu quả khi dùng trị sổ mũi, ngứa mũi, đặc biệt là nghẹt mũi.
- Việc kết hợp thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc hít steroid là lựa chọn tốt cho trường hợp dị ứng mũi vừa hoặc nặng.
- Việc sử dụng thuốc thông mũi giúp giảm phù nề niêm mạc mũi để có thể thở dễ dàng hơn. Thuốc cũng làm giảm kích thước của các mạch máu trên lòng trắng (màng cứng) của mắt để giảm đỏ mắt. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này tối đa từ 3-5 ngày.
- Thuốc nhỏ mắt corticosteroid có thể được kê đơn để giảm các triệu chứng dị ứng mắt cấp tính. Tuy nhiên, cần thận trọng với những tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài các loại thuốc này như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Bên cạnh đó, người bị dị ứng mũi có thể áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà để giảm các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!