backup og meta

Dị ứng son môi: Những điều phái đẹp nhất định phải biết!

Dị ứng son môi: Những điều phái đẹp nhất định phải biết!

Việc sử dụng son môi giúp phái đẹp chúng ta trông rạng rỡ và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, son môi cũng chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng dị ứng son môi xảy ra khi cơ thể phản ứng với những thành phần có trong son và các sản phẩm dưỡng môi. 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng dị ứng với son môi để biết cách chữa trị thích hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ bạn nhé!

Dị ứng son môi là gì?

Tình trạng môi bị dị ứng son hay dị ứng son môi (hay dị ứng do tiếp xúc với son môi) là tình trạng vùng da ở môi bị kích ứng gây ra phản ứng dị ứng. Có hai trường hợp dị ứng thường gặp:

  • Dị ứng cấp tính: Các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi sử dụng son môi. Tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ khác nhau ở mỗi người và các triệu chứng dị ứng có thể lan ra cả mặt và cổ.
  • Dị ứng mạn tính: Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng nếu vẫn tiếp tục duy trì tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Dị ứng son môi có những triệu chứng gì?

dị ứng son môi

Dị ứng son môi có những triệu chứng nào? Câu trả lời là tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với các chất gây dị ứng mà tình trạng dị ứng ở mỗi người là khác nhau. Những triệu chứng thường gặp của tình trạng dị với ứng son môi bao gồm:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên. Thông thường, một số loại son có chứa capsaicin – hợp chất có chiết xuất từ dầu bạc hà hoặc hồ tiêu có tác dụng làm cho môi căng mọng. Tuy nhiên, nếu loại son bạn đang dùng không có những thành phần này và môi bị kích ứng, rất có thể bạn bị dị ứng với các thành phần khác có trong son.
  • Ngứa: Tương tự như các tình trạng dị ứng thường gặp, dị ứng son môi cũng gây ngứa ngáy dữ dội. Môi sẽ không bị ngứa ngay mà thường là sau khi sử dụng son từ 1-2 giờ. Tình trạng ngứa ngáy có thể diễn tiến nặng hơn. Trong trường hợp này, cần ngưng sử dụng son, rửa ngay với nước và tiếp tục theo dõi tình trạng dị ứng.
  • Sưng viêm: Xảy ra sau khi vùng da ở môi bị ngứa, có kèm theo cảm giác bỏng rát. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với chất gây dị ứng. Tình trạng sưng viêm có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Nếu vùng da bị ngứa và bỏng rát lan đến miệng và cổ họng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị ngay vì tình trạng sưng viêm cổ họng có thể gây nghẹt thở nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bong tróc và chảy dịch: Triệu chứng này thường hiếm gặp và chỉ được phát hiện khi quan sát kỹ. Khi lau son môi và phát hiện vùng da ở môi bị trầy xước kèm theo dịch tiết ra quanh chỗ xước, có thể son môi đang phá hủy vùng da ở môi.
  • Vấn đề về dạ dày – ruột: Đây là triệu chứng ít gặp nhưng khi sử dụng trong thời gian dài, phụ nữ thường sẽ nuốt một lượng không nhỏ son môi. Nếu có những phản ứng lạ sau khi sử dụng son, bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng liên quan đến dạ dày và ruột sau đó.
  • Vấn đề về hô hấp: Hen suyễn, nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau đầu nhẹ là những triệu chứng khác do dị ứng với son môi gây ra. Người bị hen suyễn và mắc các bệnh về hô hấp nên tránh sử dụng son môi (nếu có cơ địa dị ứng). Trong những trường hợp hiếm gặp, việc cơ  thể kích hoạt phản ứng dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ – đe dọa đến tính mạng.
  • Sốc phản vệ: Tuy là triệu chứng hiếm gặp nhưng sốc phản vệ vẫn có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng nặng với loại mỹ phẩm này. Khi có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, những cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ dần ngưng hoạt động. Sốc phản vệ có thể gây đột quỵ, những bệnh ung thư hiếm gặp và thậm chí tử vong.

Dị ứng son môi: Nguyên nhân do đâu?

dị ứng son môi

Trong quá trình sản xuất son, các thành phần gây kích ứng phổ biến đã dần được lại bỏ nhưng vì lợi ích thẩm mỹ nên nhiều thành phần gây kích ứng khác vẫn được nhà sản xuất thêm vào. Những thành phần này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng với son môi và các sản phẩm dưỡng môi.

Bên cạnh sáp, dầu thầu dầu là loại dầu phổ biến nhất được sử dụng để tạo ra son môi. Trong thầu dầu có chứa hàm lượng lớn axit ricinoleic – là tác nhân chủ yếu gây ra phản ứng dị ứng cho vùng da ở môi. Ngoài ra, son môi còn chứa các thành phần kim loại nặng như niken (dùng để làm ống đựng son môi), chất tạo mùi và tạo màu… gây ra kích ứng vùng da ở môi.

Cách chữa dị ứng son môi

Bạn đang băn khoăn dị ứng son dưỡng hay dị ứng son môi dùng thuốc gì? Câu trả lời là trước khi điều trị dị ứng với son môi, việc giảm thiểu triệu chứng dị ứng cần được ưu tiên sớm nhất. Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để giảm triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Cẩn thận lau vết son tránh làm vùng da bị dị ứng nặng thêm. Tránh dùng nước tẩy trang có chứa alcohol và các chất dễ gây kích ứng.
  • Uống thuốc chống dị ứng có chứa antihistamine như Benadryl, để giảm triệu chứng dị ứng. Nếu tình trạng nặng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và ngứa
  • Dùng gel nha đam để làm dịu vùng da bị kích ứng
  • Tránh sử dụng các loại kem dưỡng môi có chứa thành phần dễ gây kích ứng da.

Lưu ý là nếu việc áp dụng các cách giảm thiểu triệu chứng trên mà tình trạng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Điều này giúp bạn nhận được cách chữa dị ứng son môi hiệu quả nhất.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Allergy to Cosmetics

https://www.allergyuk.org/resources/allergy-to-cosmetics/ Ngày truy cập 27/2/2023

Contact reactions to lipsticks and other lipcare products

https://dermnetnz.org/topics/contact-reactions-to-lipsticks-and-other-lipcare-products Ngày truy cập 27/2/2023

Allergic lipstick cheilitis due to propyl gallates

https://www.jacionline.org/article/S0091-6749(04)03396-2/fulltext Ngày truy cập 27/2/2023

Lipstick allergic contact dermatitis from gallates

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7554883/ Ngày truy cập 27/2/2023

NOT ALL LIP SWELLING IS ANGIOEDEMA

https://www.annallergy.org/article/S1081-1206(18)31029-9/fulltext Ngày truy cập 27/2/2023

Lipstick Allergy Symptoms, Causes, and Treatment

https://allergy-symptoms.org/lipstick-allergy-symptoms/Ngày truy cập 06/7/2022

What to know about an allergic reaction on the lips

https://www.medicalnewstoday.com/articles/allergic-reaction-on-lips Ngày truy cập 06/7/2022

Allergens in Cosmetics

https://www.fda.gov/cosmetics/cosmetic-ingredients/allergens-cosmetics  Ngày truy cập 06/7/2022

Contact reactions to lipsticks and other lipcare products – https://dermnetnz.org/topics/contact-reactions-to-lipsticks-and-other-lipcare-products/ – Ngày truy cập: 08/04/2021

How to tell if you are allergic to your lipstick – https://theglamorouswoman.com/how-to-tell-if-you-are-allergic-to-your-lipstick/ – Ngày truy cập: 08/04/2021

Phiên bản hiện tại

27/02/2023

Tác giả: Thanh Ly

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Mẹo dự phòng mày đay mùa du lịch

Dị ứng mỹ phẩm phải làm sao? Cách xử trí an toàn và phòng ngừa hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Ly · Ngày cập nhật: 27/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo