Các bộ phận cơ thể thường dễ bị nhọt bao gồm: Nách, hậu môn, mông, háng, gáy cổ, thắt lưng. Hiện chưa có cách chữa trị bệnh, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa mụn nhọt và sẹo mới.
1.5. Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp sâu hơn của da, gây mẩn đỏ và sưng tấy trên bề mặt da. Ngoài ra, các vết loét còn có thể nổi mủ trên da, thậm chí chảy mủ khi bị vỡ.
2. Viêm da mủ do liên cầu khuẩn
Viêm da mủ do liên cầu thường xảy ra do điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống có nhiệt độ và độ ẩm cao hoặc da có vết thương hở.
Các loại viêm da mủ do liên cầu khuẩn bao gồm:
2.1. Chốc loét
Ban đầu, chốc loét hình thành từ các vết loét mụn mủ trên vùng da bị viêm, sau đó đóng vảy màu vàng. Dưới lớp vảy đó là vết loét màu đỏ, rỉ mủ và có thể để lại sẹo sau khi lành. Chốc loét thường xuất hiện ở các vị trí mông, đùi, chân, mắt cá chân và bàn chân.
Điều trị
- Kháng sinh tại chỗ: Thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ axit fusidic, mupirocin.
- Thuốc sát trùng tại chỗ: Povidone iốt, dung dịch siêu oxy hóa, mật ong Manuka kháng khuẩn hoặc kem hydro peroxide.
- Kháng sinh đường uống: Penicillin, dicloxacillin hoặc flucloxacillin.
2.2. Viêm quầng (erysipelas)

Viêm quầng cũng là một tình trạng viêm da mủ liên cầu do vi khuẩn streptococcus gây ra. Bệnh viêm da nhiễm trùng này có thể xuất hiện cả trẻ em và người lớn. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm quầng như mụn nước, các đường viền nổi lên da, da sưng đỏ, đau khi nhiễm trùng lan rộng. Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như chân, cánh tay hoặc mặt.
Điều trị:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!