backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

U nang bã nhờn

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

U nang bã nhờn

Tìm hiểu chung

U nang bã nhờn là gì?

U nang bã nhờn, còn được gọi là u nang biểu bì hay keratin, là những cục u nhỏ, cứng phát triển dưới da. Những u nang này rất phổ biến và phát triển chậm. Chúng không gây ra các triệu chứng và gần như không bao giờ tiến triển thành ung thư. U nang bã nhờn thường xuất hiện ở mặt, đầu, cổ, lưng hoặc bộ phận sinh dục. Chúng có thể có kích thước từ 0,6-5cm. Chúng trông giống như một vết sưng nhỏ, màu nâu nhạt đến màu vàng và chứa đầy chất đặc có mùi. Chúng không gây đau và thường có thể bị bỏ qua.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u nang bã nhờn là gì?

Các triệu chứng thường gặp của u nang bã nhờn là:

  • Một vết sưng nhỏ, tròn dưới da, thường là trên mặt, thân hoặc cổ
  • Một mụn đầu đen nhỏ xíu ở trung tâm của u nang
  • Chất đặc, màu vàng, mùi hôi đôi khi chảy ra từ u nang
  • Khu vực u nang đỏ, sưng và đau nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có một u nang:

    • Phát triển nhanh chóng
    • Vỡ ra hoặc trở nên đau đớn hoặc bị nhiễm trùng
    • Xuất hiện ở một vị trí bị kích thích liên tục
    • Làm bạn khó chịu vì lý do thẩm mỹ

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân nào gây ra u nang bã nhờn?

    U nang bã nhờn thường gây ra bởi sự tích tụ keratin. Keratin là một protein tự nhiên có trong các tế bào da. U nang phát triển khi protein bị mắc kẹt bên dưới da do da hoặc nang lông bị phá vỡ. Những u này thường phát triển để đáp ứng với các chấn thương da, nhiễm trùng HPV, mụn trứng cá hoặc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Một u nang bã nhờn có nhiều khả năng phát triển ở những người bị mụn trứng cá hoặc các tình trạng da khác.

    Nguy cơ mắc phải

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư bã nhờn?

    Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc u nang bã nhờn như:

    • Mới qua tuổi dậy thì
    • Có tiền sử mụn trứng cá
    • Có một số rối loạn di truyền hiếm gặp
    • Chấn thương da

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u nang bã nhờn?

    Để chẩn đoán u nang bã nhờn, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sưng và vùng da xung quanh, cũng như thu thập bệnh sử. Bác sĩ cần biết các chi tiết về thời gian xuất hiện vết sưng và liệu nó có thay đổi theo thời gian hay không. Bác sĩ thường có thể chẩn đoán u nang bã nhờn chỉ bằng cách kiểm tra bằng mắt thường, nhưng đôi khi siêu âm hoặc giới thiệu đến bác sĩ da liễu là cần thiết để xác định chẩn đoán.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị u nang bã nhờn?

    Bạn thường có thể không cần làm gì với một u nang bã nhờn nếu nó không gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu bạn đang điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lựa chọn như sau:

    • Điều trị liên quan đến tiêm vào u nang một loại thuốc làm giảm sưng và viêm.
    • Rạch và thoát nước. Với phương pháp này, bác sĩ cắt một vết nhỏ trên u nang và nhẹ nhàng ép ra chất bã. Đây là phương pháp khá nhanh chóng và dễ dàng, nhưng u nang thường tái phát sau điều trị này.
    • Tiểu phẫu. Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ u nang. Bạn có thể cần phải quay lại phòng mạch bác sĩ để cắt chỉ. Phẫu thuật nhỏ là an toàn, hiệu quả và thường ngăn ngừa u nang tái phát. Nếu u nang bị viêm, bác sĩ có thể trì hoãn phẫu thuật.
    • Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng laser carbon dioxide để làm bay hơi u nang. Cách này ít để lại sẹo.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý u nang bã nhờn?

    Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với u nang bã nhờn:

    • Không tự nặn ép u nang
    • Đặt một miếng vải ấm, ẩm lên u nang để giúp u nang thoát dịch và tự lành

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo