backup og meta

1

Chia sẻ

Zalo

Sao chép đường dẫn

Móng quặp (móng mọc ngược)

Móng quặp (móng mọc ngược)

Định nghĩa

Móng qup (móng mc ngược) là gì?

Móng quặp là tình trạng cạnh móng chân hoặc móng tay mọc ngược đâm vào thịt và da xung quanh móng. Nếu móng quặp nhẹ, bạn có thể tự chữa bằng cách cắt cạnh móng thường xuyên. Bất kì ngón tay hay ngón chân nào cũng đều có thể bị móng quặp, nhưng thường ngón chân cái hay bị tình trạng này. Nếu không chữa trị, móng chân mọc ngược có thể dẫn đến nhiễm trùng da và xương trầm trọng.

Nhng ai thường mc phi móng qup (móng mc ngược)?

Bệnh nhân bị móng quặp phần lớn là trẻ em và trẻ vị thành niên. Móng cũng có xu hướng trở nên dầy lên theo tuổi làm cho người già có thể bị móng quặp. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Nhng du hiu và triu chng ca móng qup (móng mc ngược) là gì?

Triệu chứng móng quặp bao gồm cứng, sưng, căng đau vùng ngón chân xung quanh móng. Vùng da quanh móng trở nên sưng tấy, đỏ và rất đau. Da mọc phủ trên móng quặp. Nếu ngón chân bị nhiễm trùng, có thể có mủ hoặc dịch chảy ra từ ngón chân.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Bạn nên đi khám hoặc nhập viện nếu bạn có biểu hiện sốt và có các vết sọc đỏ từ bàn chân lan lên cẳng chân. Bạn có thể bị nhiễm trùng trầm trọng như viêm tĩnh mạch huyết khối hay viêm mô tế bào. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra móng quặp (móng mọc ngược) là gì?

Nguyên nhân gây ra móng quặp bao gồm:

  • Mang giày quá nhỏ;
  • Cắt tỉa móng không đúng cách;
  • Bẩm sinh bất thường ở xương ngón chân;
  • Chấn thương ngón chân như vấp vào vật gì đó.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc móng quặp (móng mọc ngược)?

Những người già, người mắc tiểu đường, hoặc người có vấn đề về lưu thông máu ở chân có nguy cơ cao bị móng quặp. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị móng quặp (móng mọc ngược)?

Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể ngâm bàn chân hay bàn tay trong nước ấm một vài lần mỗi ngày. Nâng cạnh của móng chân quặp nhẹ nhàng và đặt một vài miếng bông bên dưới móng để tách móng ra khỏi phần ngón.

Đối với ngón chân bị viêm trầm trọng hoặc móng quặp tái phát, bác sĩ có thể cắt bỏ phần móng. Bác sĩ sẽ gây tê ngón chân và sử dụng kéo để cắt những phần móng bị quặp.

Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh đối với ngón chân mắc móng quặp bị nhiễm trùng. Người bệnh đái tháo đường có thể có biến chứng trầm trọng hơn do móng quặp; ví dụ như loét bàn chân, trường hợp này cần phải được phẫu thuật để điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán móng quặp (móng mọc ngược)?

Bác sĩ chẩn đoán bằng cách quan sát, kiểm tra móng và ngón chân. Nếu mắc chứng móng quặp nghiêm trọng, bác sĩ có thể lấy mẫu mủ hoặc dịch và gửi cho phòng xét nghiệm để tìm ra loại vi trùng nào gây nhiễm trùng.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của móng quặp (móng mọc ngược)?

Móng quặp có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:

  • Mang vớ sạch và giày hở ngón khi ngón chân đang lành.
  • Làm sạch và làm khô vùng xung quanh móng sau khi tắm rửa. Luôn giữ sạch bàn chân.
    • Mang giày vừa chân (không quá chật hoặc quá ngắn).
    • Cắt móng chân đúng cách: cắt thẳng và không để góc, không cắt quá ngắn. Nếu bạn không thể tự cắt móng chân bị quặp, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 967

    Ingrown toenails. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/causes/con-20019655. Ngày truy cập 21/09/2015

    Phiên bản hiện tại

    11/05/2020

    Tác giả: Giang Lê

    Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu

    avatar

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    ad iconQuảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo