Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Co thắt Dupuytren là bệnh gây ra các nốt sần, cục u hoặc bướu nhỏ dưới da ngón tay và lòng bàn tay. Bệnh có thể làm cho các ngón tay của bạn mắc kẹt lại. Bệnh thường xuất hiện ở ngón đeo nhẫn và ngón tay út và gây ra làm cho các khớp có chiều dài ngắn hơn bình thường, cong và không thẳng hàng.
Bệnh co thắt Dupuytren thường tiến triển từ từ qua các năm. Tình trạng này thường bắt đầu khi lớp da ở lòng bàn tay của bạn dày lên từ từ. Khi bệnh đã tiến triển, da lòng bàn tay của bạn có thể xuất hiện nhăn nheo, lúm đồng tiền hoặc có thể là một cục u, bướu. Trong giai đoạn sau, bệnh ảnh hưởng đến cơ của mẫu mô dưới da vào lòng bàn tay và có thể mở rộng lên đến ngón tay. Khi cơ bị thắt chặt, các ngón tay của bạn có thể bị kéo về phía lòng bàn tay, đôi khi nghiêm trọng hơn.
Các ngón đeo nhẫn và ngón út thường bị ảnh hưởng nhất, mặc dù ngón giữa cũng có thể bị. Các ngón tay cái và ngón trỏ ít bị ảnh hưởng hơn. Bệnh co thắt Dupuytren có thể xảy ra ở cả hai tay, mặc dù một tay thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn tay kia.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và hạn chế cấp cứu y tế. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh diễn tiến trầm trọng hơn.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Cho đến nay các bác sĩ không biết chính xác điều gì gây ra bệnh co thắt Dupuytren. Không có bằng chứng cho thấy chấn thương tay hay tai nạn nghề nghiệp có liên quan đến các rung động vào tay gây ra tình trạng này.
Nếu ở độ tuổi từ 40 và 60, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh co thắt Dupuytren cao hơn những nhóm tuổi khác. Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt Dupuytren?
Mặc dù nguyên nhân của căn bệnh này vẫn còn chưa được biết đến, nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên nếu bạn:
Bạn nên lưu ý rằng việc lạm dụng bàn tay của bạn chẳng hạn như làm công việc đòi hỏi chuyển động tay lặp đi lặp lại và chấn thương tay không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu nghi ngờ rằng bạn mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm thực thể và khuyến cáo một số xét nghiệm khác. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh co thắt Dupuytren bằng cách nhìn và cảm nhận bàn tay. Bác sĩ sẽ so sánh hai bàn tay của bạn với nhau và kiểm tra các vết gấp trên da của lòng bàn tay, đồng thời nhấn vào các bộ phận của bàn tay và các ngón tay để kiểm tra cường lực của các đốt hoặc mô.
Họ cũng có thể kiểm tra để xem bạn có thể đặt phẳng bàn tay của bạn trên bàn hoặc bề mặt phẳng khác. Nếu không thể để các ngón tay bằng hoàn toàn, rất có thể bạn đang mắc bệnh co thắt Dupuytren.
Thật không may, chưa có cách chữa hoàn toàn bệnh co thắt Dupuytren, nhưng có một số phương pháp điều trị có sẵn. Bạn có thể không cần bất kỳ điều trị nếu như vẫn có thể sử dụng bàn tay làm công việc hàng ngày. Các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị không phẫu thuật như tiêm steroid, dùng nạng và nẹp để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật liên quan đến việc phá vỡ các dây chằng trong ngón tay của bạn. Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị sau dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!